Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 28/04/2024 04:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 28/04/2024

Nông dân cần cẩn trọng khi ồ ạt trồng sầu riêng

Thứ hai, 21/08/2023 13:08

TMO - Việc phát triển "nóng" cây sầu riêng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro về mặt thích ứng và thị trường. Trong đó, việc chuyển đổi tự phát ngoài quy hoạch, hạ tầng thủy lợi chưa đảm bảo cho việc trồng cây ăn quả đang dấy lên lo ngại về khả năng thích ứng của loại cây này.

Theo Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), hiện nay diện tích trồng sầu riêng trên cả nước là 112,2 nghìn ha (tăng hơn 27,3 nghìn ha so năm 2021), sản lượng 863,3 nghìn tấn. Trong những năm gần đây, quả sầu riêng tiêu thụ thuận lợi, giá ở mức cao, người trồng có lãi lớn dẫn đến quy mô sản xuất sầu riêng tăng nhanh chóng, nhất là tại các vùng Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên. Theo thống kê, giai đoạn 2015-2022, diện tích sầu riêng cả nước tăng từ 32 nghìn ha lên hơn 112,2 nghìn ha, bình quân tăng 10 nghìn ha/năm; năng suất sầu riêng tăng từ 14,7 đến 15,7 tấn/ha; sản lượng tăng từ 366 nghìn tấn lên hơn 863 nghìn tấn, bình quân tăng 62,1 nghìn tấn/năm.

Nhiều địa phương phát triển nóng sầu riêng, mở rộng thêm nhiều vùng trồng, thậm chí chặt bỏ các cây trồng truyền thống để trồng sầu riêng, phá vỡ quy hoạch cây trồng tại địa phương. Theo đề án phát triển bền vững cây ăn quả chủ lực đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn định hướng cả nước có khoảng 65.000 đến 75.000 ha sầu riêng, với sản lượng 830.000 đến 950.000 tấn. Tuy nhiên, đến cuối năm 2022 diện tích trồng sầu riêng của cả nước đã đạt khoảng 110.000 ha, tăng 35.000 ha so với định hướng.

Phát triển cây sầu riêng cần được quy hoạch theo vùng trồng, tránh mở rộng diện tích ồ ạt, ảnh hưởng đến chất lượng. Ảnh: PN.

Việc mở rộng diện tích sầu riêng "nóng" tiềm ẩn nhiều rủi ro. Bởi hiện nay thị trường tiêu thụ sầu riêng của Việt Nam vẫn lệ thuộc vào Trung Quốc.  Việc sầu riêng được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc nên giá cả tăng cao là chuyện dễ hiểu, điều này có lợi cho người nông dân trực tiếp sản xuất. Tuy nhiên các cơ quan chức năng tiếp tục khuyến cáo người dân không nên quá coi trọng lợi ích trước mắt mà phá vỡ mối liên kết giữa 4 nhà trong quy hoạch phát triển bền vững cây sầu riêng là nhà nước – nhà khoa học – nhà doanh nghiệp – nhà nông.

Giá sầu riêng tăng, nhiều thương lái đến tận vườn để chào mời đặt cọc, điều đó sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy như tình trạng phá vỡ giao kèo với doanh nghiệp, hợp tác xã liên kết; tình trạng tranh mua-tranh bán có khả năng dẫn đến các khiếu kiện dân sự hoặc gây hiềm khích, phá hoại cây trồng.  Ngoài ra, cũng tránh trường hợp thương lái đặt cọc song chỉ mua sầu riêng loại 1 với giá đã cam kết, còn lại sầu riêng nhỏ, quá to hoặc xấu sẽ bị ép giá, trì hoãn thu hoạch gây ảnh hưởng tới năng suất của vụ sau như đã từng xảy ra

Thống kê của Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn Đắk Lắk: Địa phương hiện có 22.458ha sầu riêng (diện tích cho thu hoạch trên 9.600ha), chiếm 43,2% diện tích cây ăn quả. Riêng năm 2023, dự kiến diện tích sầu riêng thu hoạch tăng lên trên 12.000ha, sản lượng đạt trên 200.000 tấn. Nhiều khu vực, bà con đã chặt bỏ những gốc cà phê đã già cỗi, chuyển đổi sang trồng sầu riêng để mong sớm có lãi cao thay vì đợi chờ giá loại nông sản truyền thống của địa phương tăng giá. 

Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn tỉnh Đắk Lắk cho biết, trước tình hình biến động về giá của mặt hàng sầu riêng, đơn vị đã liên tục có văn bản tham mưu UBND tỉnh và đã có văn bản khuyến cáo bà con tại địa phương không nên vội vàng chuyển đổi sang trồng loại nông sản này một cách ồ ạt. UBND các địa phương phải tuyên truyền cho bà con hết sức cẩn trọng, chỉ phát triển trồng sầu riêng ở những nơi có điều kiện về thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp. Ngoài ra, bà con phải chú ý về chất lượng giống, quy trình chăm sóc bài bản đúng kỹ thuật để nơi canh tác sớm được cấp mã vùng trồng. Tiếp đó, người dân mới liên kết hợp tác với doanh nghiệp có tiềm lực để sau này có đầu ra ổn định, tránh xảy ra những biến động thay đổi thất thường. 

Toàn tỉnh Bình Phước hiện có khoảng 5.300 ha sầu riêng. Trong đó có 2.434 ha đã cho thu hoạch với sản lượng 14.850 tấn, năng suất đạt hơn 9,6 tấn/ha. Dự kiến thu hoạch toàn vụ khoảng 23.575 tấn (tăng 108% so với năm 2022). Tỉnh đã triển khai được 17 mã số vùng trồng sầu riêng với diện tích 1.015 ha. Sở NN&PTNT Bình Phước cho biết, giá sầu riêng năm nay cao hơn năm trước khoảng 10.000 - 20.000 đồng/kg. Thu nhập đối với 1 ha sầu riêng khoảng 800 - 900 triệu đồng/ha. Ngành nông nghiệp đã khuyến cáo người dân không nên chạy theo phong trào, ồ ạt trồng sầu riêng vì đây là cây trồng đòi hỏi chuyên môn cao trong tất cả các khâu từ trồng trọt, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản. Sầu riêng rất nhạy cảm với thời tiết, sâu bệnh, việc điều trị khi bị nhiễm bệnh rất khó và chi phí rất cao.

Thực tế trong thời gian vừa qua, khi giá sầu riêng cao thì có một số nông dân đã ký hợp đồng thu mua ngay từ đầu năm, nhưng lại tuồn sản lượng ra ngoài mà không cung cấp theo hợp đồng đã ký. Trong quá trình kiểm tra giám sát, ngành nông nghiệp phát hiện một số hộ gia đình không tham gia các chuỗi liên kết cắt sầu riêng chưa đến tuổi (sầu riêng non) bán ra ngoài khi giá cao. Dù phát hiện, nhưng ngành nông nghiệp không thể xử lý vì đó là tài sản của người dân, đơn vị chỉ có thể cảnh báo và khuyến cáo đối với người dân. Tuy nhiên, việc này sẽ gây ảnh hưởng đến uy tín của cây sầu riêng và sản phẩm sầu riêng của tỉnh.

Theo quy hoạch vùng trồng sầu riêng trong đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp Bình Phước giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, ngành nông nghiệp Bình Phước sẽ tăng cường thiết lập và quản lý mã số vùng trồng, giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của nghị định thư đã ký kết; xây dựng phát triển chuỗi liên kết sản xuất; tìm kiếm nhiều thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, tránh phụ thuộc vào một thị trường xuất khẩu vào Trung Quốc như hiện nay. 

Ngành Nông nghiệp các địa phương khuyến khích nông dân thay vì tăng diện tích, sản lượng thì cần tập trung tổ chức lại sản xuất, liên kết, chuẩn hóa quy trình sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm.  

Cục Trồng trọt cho rằng, để phát triển sầu riêng bền vững, hiệu quả, phù hợp định hướng phát triển chung của ngành, các địa phương cần tập trung tuyên truyền, phổ biến, nhằm từng bước thay đổi thói quen, sản xuất theo phong trào, theo số đông; việc phát triển cây trồng nói chung và sầu riêng nói riêng cần theo định hướng thị trường, định hướng của các cơ quan quản lý. Hiện nay, thay vì tăng diện tích, sản lượng thì cần tập trung tổ chức lại sản xuất, liên kết, chuẩn hóa quy trình sản xuất từ lúc canh tác, thu hoạch đến chế biến, vận chuyển, phân phối nhằm nâng cao giá trị sản phẩm. 

Đồng thời có kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa, trong đó cần định hướng rõ các vùng lợi thế, vùng phù hợp đối với các cây trồng chuyển đổi, trong đó lưu ý cây sầu riêng; tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra chất lượng giống cây sầu riêng; thực hiện tốt việc thẩm định, công nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng sầu riêng; phổ biến áp dụng quy trình thực hành nông nghiệp tốt trong vùng sản xuất tập trung, mã số vùng trồng, nâng cao chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm; liên kết doanh nghiệp đóng gói, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu; xây dựng thương hiệu và nâng cao giá trị và hiệu quả sản xuất.

Nhằm phát triển bền vững cây sầu riêng, Cục Trồng trọt đề nghị các địa phương rà soát diện tích sầu riêng trên địa bàn, xây dựng đề án, kế hoạch phát triển sản xuất theo vùng tập trung; gắn với đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở đóng gói, sơ chế, chế biến; rà soát, xây dựng hồ sơ đề nghị cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói sầu riêng xuất khẩu phù hợp; kiểm tra, giám sát việc cấp, quản lý, sử dụng mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói đủ điều kiện xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp mạo danh, gian lận, sử dụng mã số không đúng mục đích.

Đặc biệt, khuyến cáo nông dân không tự phát mở rộng diện tích sầu riêng tại các vùng có điều kiện đất đai, tưới tiêu nước không phù hợp; không tự phát chặt phá các loại cây trồng khác để chuyển sang trồng mới sầu riêng; không tự phát chuyển đổi vườn cà-phê, hồ tiêu trồng xen sầu riêng ở Tây Nguyên đang có hiệu quả sang trồng thuần sầu riêng; hướng dẫn nông dân thực hiện trồng rải vụ thu hoạch sầu riêng linh hoạt, hiệu quả theo tín hiệu thị trường…

Thực tế cho thấy, thời gian qua, việc trồng cây theo phong trào đã mang đến cho nông dân nhiều bài học. Gần đây nhất là bài học về việc ồ ạt trồng mít Thái. Mít Thái từng gây sốt thị trường vì thuộc tốp đầu cây trồng cho lợi nhuận cao tại các tỉnh Tiền Giang, Long An, Bến Tre. Có thời điểm, mít sốt giá, thương lái về tận vườn thu mua với giá 50-60 nghìn đồng/kg. Với lợi thế giá cao, dễ chăm sóc, tận dụng được diện tích đất cằn, nhanh cho thu hoạch (khoảng hơn 18 tháng là cho thu hoạch), năng suất tốt… khiến diện tích trồng loại cây này tăng nhanh chóng. Tuy nhiên, khi giá mít Thái xuống thấp khiến nông dân thua lỗ, một số nhà vườn đã chuyển sang trồng các loại cây khác. Việc trồng tự phát, theo phong trào, không theo quy hoạch, khuyến cáo dẫn đến cung vượt cầu nên xảy ra tình trạng phải "giải cứu"… 

 

 

Đức Hải 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline