Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 11/05/2025 18:05

Tin nóng

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

Chủ nhật, 11/05/2025

Những trạm gác rừng “3 không” giữa đại ngàn Cúc Phương

Thứ tư, 20/09/2023 18:09

TMO - Không điện, không internet, không sóng điện thoại là những thiếu thốn mà lực lượng kiểm lâm tại trạm số 1 và trạm số 9 tại Vườn quốc gia Cúc Phương đang phải đối mặt từ trước tới nay.

Vườn quốc gia Cúc Phương có diện tích hơn 22.400ha nằm trên địa bàn 3 tỉnh: Ninh Bình, Hòa Bình và Thanh Hóa. Vườn có hệ động thực vật phong phú đa dạng mang đặc trưng rừng mưa nhiệt đới. Nhiều loài động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng cao được phát hiện và bảo tồn tại đây, vì thế công tác bảo vệ khu bảo tồn thiên nhiên này trong hàng chục năm qua luôn được đặt lên hàng đầu.

Trạm kiểm lâm số 1 (Trạm Đăn) nơi không có sóng điện thoại, không điện lưới, không internet.

Được hình thành và nằm ở tận cùng phía Đông Nam dãy núi đá vôi chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, từ Vân Nam (Trung Quốc) kéo xuống cao nguyên Mộc Châu (Sơn La) qua dãy Pù Luông (Thanh Hoá), dãy Ngọc Sơn (Hoà Bình) rồi qua Cúc Phương xuống đến dãy Tam Điệp (Ninh Bình) và kết thúc là những đảo cô đơn tại biển Nga Sơn (Thanh Hoá).

Với dạng địa hình Karst trải qua hàng triệu triệu năm, ở những dãy núi trên đã hình thành nên hàng trăm hang động lớn nhỏ, hàng nghìn lỗ hút và nhiều cửa xả nước. Đây cũng chính là nơi cư trú lý tưởng của các loài động vật, kể cả con người từ thuở xa xưa. Những dạng địa hình đó tạo nên vẻ đẹp hùng vĩ của thảm thực vật rừng trên núi đá vôi, Cúc Phương gợi cho chúng ta một vẻ đẹp hoang sơ, say đắm, cuốn hút, và khi đặt chân tới đây chúng ta cảm thấy con người trở nên vô cùng nhỏ bé trước thiên nhiên hùng vĩ và đầy bí ẩn... 

Vườn quốc gia Cúc Phương được xây dựng với chức năng, nhiệm vụ chính là bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và các giá trị văn hoá, lịch sử, cảnh quan; duy trì tác dụng phòng hộ của rừng; tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học, dịch vụ môi trường sinh thái và giáo dục môi trường.

Đời sống của cán bộ kiếm lâm nơi đây vô cùng khó khăn, bếp củi được sử dụng chính dùng để nấu nướng thức ăn.  

Cách đây 60 năm, Vườn quốc gia Cúc Phương được thành lập, đây cũng là vườn quốc gia đầu tiên tại Việt Nam. Lực lượng kiểm lâm nơi đây cũng được thành lập và hoạt động song hành để bảo vệ khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng đặc dụng đặc biệt này. Hạt Kiểm lâm của Vườn hiện có tổng 13 trạm trong đó có 2 trạm số 1 và số 9 là khó khăn nhất khi không có điện lưới, không internet và không sóng điện thoại.

Trao đổi với Phóng viên Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường, anh Nguyễn Việt Kiều cán bộ kiểm lâm trạm Đang với 35 năm công tác tại Vườn quốc gia Cúc Phương cho hay, trạm Đang nằm cách cổng vào khoảng 5km với nhiệm vụ là tuần tra, kiểm soát bảo vệ rừng cũng như hướng dẫn cho khách du lịch. Hiện tại trạm có 2 đồng chí, đây cũng là nơi “3 không” vì thế đời sống cũng như công việc gặp rất nhiều khó khăn, trắc trở. 

Nằm sâu trong Vườn quốc gia Cúc Phương là trạm số 1 (hay còn gọi là Trạm Đăn). Trạm Đăn nằm cách cửa rừng khoảng 15km nằm lọt giữa những cây rừng cổ thụ, xung quanh phủ kín màu xanh ngút ngàn. Trạm không có điện lưới, không sóng điện thoại, không mạng internet. Để tiếp cận thông tin thời sự hàng ngày những cán bộ kiểm lâm chỉ có thể nghe qua đài radio.

Để cập nhật thông tin hàng ngày, cán bộ kiểm lâm nơi đây chỉ có thể nghe qua đài radio. 

Anh Phạm Phi Long- Trạm phó Trạm Đăn cho biết, Trạm Đăn hiện có 5 đồng chí với địa bàn quản lý rộng gần 7 nghìn ha nên công việc khá vất vả. Để có nước sinh hoạt, anh em ở đây dùng bể nước để hứng nước mưa cùng với đào giếng để sử dụng. Vào mùa đông, mưa thâm gió bấc, cái lạnh thấu xương trong rừng già, tiếng gió rít qua khe hở hiên nhà, khiến nỗi nhớ nhà, nhớ quê của người giữ rừng càng thêm da diết. Về thực phẩm sinh hoạt hằng ngày anh Long chia sẻ, do không có điện nên khi anh em luân phiên nhau được nghỉ thì có nhiệm vụ đi chợ và thường chỉ mua đồ khô là chủ yếu và đồ tươi đủ dùng trong 1 ngày. 

Cán bộ kiểm lâm Vườn quốc gia Cúc Phương với nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát bảo vệ rừng. 

Chia sẻ thêm những khó khăn vất vả về công việc, các cán bộ kiểm lâm ở đây cho biết thêm, trước kia ven rừng chủ yếu là đồng bào người Mường nên vẫn còn có những tình trạng săn bắn, chặt phá cây rừng nên nhiều khi anh em kiểm lâm gặp nhiều nguy hiểm có khi phải làm lều trại ở qua đêm trong rừng để phục kích, ngăn chặn những hành vi làm nguy hiểm đến rừng. Hiện nay mức độ xâm hại tài nguyên rừng ở Cúc Phương đã được kiểm soát tốt, an ninh rừng được đảm bảo. Vì thế, các cán bộ kiểm lâm hiện nay chủ yếu giám sát các hoạt động của khách du lịch để khách không tác động đến môi trường.

Sống ở nơi thiếu thốn, rừng thiêng nước độc với không sóng điện thoại, không internet, không điện lưới nhưng các cán bộ kiểm lâm nơi đây luôn xem rừng như "ngôi nhà thứ 2" của mình. Họ sinh sống, làm việc, bám trụ ở rừng để canh giữ, bảo vệ cho cánh rừng mãi xanh tươi. 

Tại lễ trao giải của Tổ chức World Travel Awards (WTA) lần thứ 30 tại TP.HCM tối 6/9, Vườn quốc gia Cúc Phương đã được vinh danh là Vườn quốc gia hàng đầu châu Á trong năm 2023. Đây là lần thứ năm liên tiếp (2019, 2020, 2021, 2022 và 2023) Vườn quốc gia Cúc Phương giữ danh hiệu này.

 

 

Bài, ảnh: MINH ANH

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline