Hotline: 0941068156

Thứ hai, 20/01/2025 16:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ hai, 20/01/2025

Những làng hoa cung cấp chủ yếu cho thị trường Hà Nội

Chủ nhật, 08/01/2023 13:01

TMO – Tết Nguyên đán đang đến gần, các làng hoa ở Hà Nội đang hối hả thu hoạch đưa hoa đi tiêu thụ phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng dịp Tết. Đây là những làng có truyền thống trồng hoa và cung cấp chủ yếu cho thị trường Hà Nội cũng như vùng lân cận.

Thời xa xưa, để phục vụ cho nhu cầu chơi hoa, thưởng hoa, từ khi về định đô tại Thăng Long, nhà Lý đã cho thành lập những “hoa điền” ven kinh thành, mạn Hồ Tây. Tuy nhiên, cuộc sống đổi thay, nhiều vùng đất này không còn trồng hoa để lại nhiều bâng khuâng, tiếc nuối...

Thăng Long – Hà Nội đã từng có những làng hoa nổi tiếng như: Làng hoa Ngọc Hà, làng hoa Nghi Tàm... Tuy nhiều làng hoa ấy giờ chỉ còn là hoài niệm do sự phát triển của Thủ đô, nhưng từ lâu, Hà Nội lại hình thành thêm nhiều làng hoa mới như: Nhật Tân, Quảng Bá, Mê Linh, Tây Tựu, Từ Liêm… Những làng hoa này được ví như những lẵng hoa đẹp trang điểm cho thành phố thêm phần lộng lẫy.

Làng hoa Tây Tựu

Bắc Từ Liêm - Nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 15km, vào cuối tuần làng hoa Tây Tựu thường rất đông khách tới tham quan. Đặc biệt ở hai bên đường dẫn vào làng hoa là những cánh đồng cúc vàng, cúc tím rực rỡ. Làng hoa Tây Tựu có thể được nói là lâu năm nhất trong các làng ven đô. Loại hoa được trồng nơi đây phổ biến là hoa đồng tiền, loa kèn, hoa ly... đặc biệt là hoa hồng như: Hồng đỏ, trắng, vàng, cùng với các loại hồng thơm, hồng tỉ muội…Hoa chủ yếu bán ngay tại chợ làng, chợ đầu mối để phân phối cho các chợ, điểm bán hoa khu vực nội thành.

Làng hoa Nhật Tân

Tây Hồ - Nhật Tân nổi tiếng với hoa đào (thường gọi là đào Nhật Tân). Loài hoa này mang một nét riêng, một thương hiệu của đất Hà Thành và dường như không thể thiếu trong mỗi dịp Tết Nguyên đán. Làng hoa Nhật Tân là địa điểm vui chơi quanh năm của người Hà Nội. Xen lẫn với hoa đào - loại hoa chủ đạo – còn có các loại cúc, violet, hướng dương, bách nhật, móng rồng... Vì vậy bất kể thời điểm, làng hoa Nhật Tân luôn đông người tham quan và chụp ảnh. Đây cũng là địa điểm chụp ảnh cưới lý tưởng cho các đôi. Những năm gần đây, xuất hiện dịch vụ cho thuê vườn chụp ảnh. Nhiều gia đình trong làng đã thay thế việc trồng đào thật bằng đào giả, đồng thời quây vườn, tạo dựng không gian cho dịch vụ này.

Làng hoa Mê Linh

Mê Linh - Làng hoa Mê Linh cách trung tâm Hà Nội khoảng 30km, gần sân bay Nội Bài. Làng hoa tập trung ở các xã: Tráng Việt, Văn Khê, Mê Linh, Tiền Phong, Thanh Lâm...Cũng như làng hoa Tây Tựu, làng hoa Mê Linh trồng đủ các loại như: cúc đại đóa, hồng đỏ, hồng trắng, thược dược,lay ơn, thạch thảo, cẩm chướng...Vài năm trở lại đây, nhiều giống hoa hồng mới được trồng thí điểm như: Hoa hồng Pháp, hoa hồng Hà Lan đã tạo nên sự phong phú về chủng loại hoa nơi đây. Vào đêm thời tiết sương giá, vườn hoa Mê Linh tuyệt đẹp dưới ánh sáng hàng trăm ngọn đèn điện khắp cánh đồng, tạo nên khung cảnh đặc biệt. Những bóng đèn ủ ấm cho nụ hoa hồng. Hoa sẽ nở đúng dịp Tết Nguyên Đán.

Làng hoa Nghi Tàm

Tây Hồ - Nghề trồng hoa Nghi Tàm có truyền thống từ lâu đời. Ở đây có nhiều loài hoa, nhưng nổi tiếng nhất là hoa cúc. Cúc là loài hoa đẹp, rất bền, trồng chậu hay cắm lọ, cắm bát đều được; có loại: cánh đơn, cánh kép, hình dáng phong phú và nhiều màu sắc. Đặc biệt cúc là loài hoa có nhiều giống nhất trong các loại như: Cúc Châu sa, Cúc bạch thọ mi, đầm hồng, hoàng kim tháp, hạc linh, vạn thọ kim tiền... Theo người dân, đó là cách gọi của người quyền quý xưa, còn dân gian quen gọi theo hình dáng và sắc hoa như cúc vàng to, cúc vàng nhỏ, cúc trắng, cúc gấm... Nghề trồng hoa Nghi Tàm còn nổi tiếng với cây hoa Trà - loại hoa hiếm và khó trồng. Đặc biệt Nghi Tàm hiện tại còn phát triển nghề trồng cây thế, bon sai, nuôi cá cảnh.

Làng hoa Quảng Bá

Tây Hồ - Không như những làng hoa trên, làng hoa Quảng Bá lại chủ yếu trồng quất cảnh. Những cây quất cảnh nơi đây luôn trĩu quả và được uốn tỉa, tạo dáng rất công phu. Cái nổi tiếng của quất cảnh ở đây không phải là cây sai quả mà dáng đẹp, quả to khi chín thì vàng rộ và lá xanh to bản, lộc tốt tươi. Chẳng thế mà những nhà vườn ở Quảng Bá đâu có phải mang cây vào phố bán rong, mà những người sành chơi quất cảnh đều lên tận vườn để chọn, dẫu rằng có đắt hơn nhiều so với giá mua dưới chợ hoa. Ngoài quất cảnh chủ lực ra, nhiều loại hoa lá chất lượng cao với giống nhập ngoại như: Cúc Hà Lan- Nhật; Ly Thái Lan, hoa hồng Pháp... cũng được trồng nhiều trên diện tích đất bồi ở ven sông Hồng.

 

K. Linh – Thảo Phương

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline