Hotline: 0941068156
Thứ ba, 21/01/2025 03:01
Thứ tư, 25/05/2022 19:05
TMO – Vùng Tây Nguyên gồm 5 tỉnh (Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đắk Nông, Kon Tum, Gia Lai), nơi đây có khí hậu thuận lợi cho phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp, lâm nghiệp, đặc biệt là cây có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, trước tác động biến đổi khí hậu, vùng đất này cũng đang đối mặt với nhiều thách thức về phát triển nông, lâm nghiệp.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, Tây Nguyên đứng trước nhiều cơ hội phát huy tiềm năng, thế mạnh, lịch sử, văn hóa, con người. Tuy nhiên, phát triển nông nghiệp và nông sản Tây Nguyên đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức như: Tác động biến đổi khí hậu làm gia tăng tình trạng thiếu nước tưới trong mùa khô; sâu bệnh nhiều, dẫn đến phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để bảo vệ cây trồng, tăng đầu vào sản xuất, gây khó khăn cho sản xuất chứng nhận và quản lý chất lượng sản phẩm; kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển sản xuất hàng hóa lớn.
Cà phê, một trong những cây trồng chủ lực của vùng Tây Nguyên.
Cùng với đó, hiện nay diện tích nuôi, trồng vẫn chưa thực sự lớn; công nghệ canh tác, thu hoạch còn thủ công, lạc hậu; chất lượng giống cây trồng vật nuôi chưa cao, công tác quản lý giống cây trồng chưa thực sự tốt, còn tình trạng buôn bán nguồn giống kém chất lượng; khâu thu hoạch, chế biến chưa chưa phát triển, chủ yếu là sơ chế.
Theo giới chuyên gia, điểm yếu trong phát triển của nông nghiệp Tây Nguyên chính là chưa kết nối tốt giữa người sản xuất, chế biến với tiêu dùng; đặc biệt là khâu sản xuất nông, lâm nghiệp gắn với phát triển du lịch-dịch vụ, quảng bá sản phẩm chưa thực sự được quan tâm đầu tư đúng mức, mặc dù có tiềm năng rất lớn.
Để khắc phục những tồn tại nêu trên, các chuyên gia cho rằng, các địa phương vùng Tây Nguyên cần tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Chuyển nhanh tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp. Coi trọng đổi mới mô hình tăng trưởng dựa trên động lực "Khoa học công nghiệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số"; thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới, gắn với đô thị hóa; nhằm tạo đột phá trong phát triển nông nghiệp xanh, sinh thái, hiện đại, bền vững, nâng cao giá trị gia tăng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Theo các chuyên gia, cần xây dựng và tổ chức thực hiện các quy hoạch, kế hoạch và các đề án lớn phát triển nông nghiệp Tây Nguyên; bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai. Phân bổ, quy hoạch vùng, xác định cây trồng, vật nuôi ưu tiên, khai thác đất đồi núi trọc để đa dạng chuyên canh nhưng toàn vùng lại đa dạng. Xây dựng và tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách cho phát triển nông nghiệp vùng Tây Nguyên, thúc đẩy tích tụ, tập trung đất đai theo quy định của pháp luật để sản xuất nông nghiệp tập trung, quy mô lớn. Tổ chức thực hiện hiệu quả việc bảo vệ, phát triển rừng, sử dụng rừng, phát huy giá trị của rừng; nghiên cứu, vận dụng các kinh nghiệm quốc tế về quản lý, sử dụng rừng bền vững.
Cần đẩy mạnh nghiên cứu, chọn tạo, nâng cao chất lượng giống cây trồng vật nuôi, quản lý giống cây trồng, vật nuôi; đặc biệt cần chú ý phát triển những giống đặc sản, chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh tốt trên thị trường. Đẩy mạnh sản xuất gắn với phát triển du lịch nông nghiệp theo nhiều hình thức. Xây dựng, quảng bá để Tây Nguyên trở thành điểm đến của các nhà đầu tư và du khách trong nước và quốc tế, kích thích sản xuất-kinh doanh nông sản phát triển; gắn kết gần hơn giữa người sản xuất với người tiêu dùng.
Tập trung nhân rộng các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, hiệu quả. Đẩy mạnh hợp tác, liên kết vùng. Kết nối hành lang đa dạng sinh học với các vùng Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ; cùng các vùng kết nối chia sẻ thông tin sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản để cung cấp thông tin cho người dân, doanh nghiệp chủ động điều chỉnh quy mô, diện tích sản xuất phục vụ chế biến, tiêu dùng, giảm rủi do. Xây dựng cơ sở hạ tầng đường bộ, đường không kết nối nội vùng và với các vùng khác.
Lê Huýnh
Bình luận