Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 10/05/2025 08:05

Tin nóng

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

Thứ bảy, 10/05/2025

Nhiều quốc gia tại khu vực châu Âu siết chặt quản lý nguồn nước

Thứ ba, 09/05/2023 07:05

TMO- Tình trạng khô hạn và thiếu nước sinh hoạt trầm trọng đang khiến các quốc gia tại khu vực châu Âu khẩn trương áp dụng các biện pháp quản lý nguồn nước để ứng phó với cuộc khủng hoảng nước hiện nay.

Báo cáo cập nhật hàng năm của Cơ quan theo dõi biến đổi khí hậu Copernicus của Liên minh châu Âu (EU) cho thấy, khu vực châu Âu đang ấm lên với tốc độ nhanh gấp đôi so với mức trung bình thế giới, cụ thể ở mức 2,2 độ C trong vòng 5 năm qua so với thời kỳ tiền công nghiệp. Mực nước của 2/3 số con sông tại châu Âu đã giảm xuống dưới mức trung bình và 5 km3 băng đã biến mất khỏi các dòng sông băng trên dãy Alps do tuyết rơi ít và nhiệt độ mùa Hè tăng mạnh.

Pháp, Italy, Anh... đều đứng trước nguy cơ hạn hán vào mùa hè sắp tới, sau khi vừa trải qua một mùa đông hanh khô ở mức đáng báo động. Cục nghiên cứu mỏ và địa chất của Pháp cảnh báo nước Pháp sẽ phải trải qua mùa hè 2023 khô hạn trầm trọng hơn so với năm 2022 khi 75% nguồn nước ngầm hiện vẫn ở dưới mức trung bình và thiếu nguồn nước bổ sung do tình trạng ít mưa kéo dài.

Khoảng 50 tỉnh thành tại Pháp, nhất là khu vực phía Bắc, Trung và Đông Nam, sẽ ở trong tình trạng báo động đỏ, có nguy cơ thiếu nước trầm trọng do tập trung nhiều đô thị lớn, trong đó có thủ đô Paris, với nhu cầu sử dụng nước đặc biệt cao.

Hội đồng Kinh tế, Xã hội và Môi trường thuộc Quốc hội Pháp (CESE) đã thông qua cơ chế về quản lý nước cho biết nước Pháp đang khai thác và sử dụng khoảng 31 tỷ m3 nước mỗi năm, nhưng 20% trong số này đã bị lãng phí. Ngoài ra, nguồn nước tái tạo bổ sung đã giảm 14% trong vòng 20 năm qua. Cơ quan trên cũng đưa ra 18 khuyến nghị, trong đó đặc biệt nhấn mạnh vấn đề nâng cao ý thức về tài nguyên nước, cảnh báo nguy cơ khô hạn tiếp diễn do tình trạng biến đổi khí hậu, đồng thời kêu gọi thay đổi thói quen sử dụng và tiết kiệm nước. 

Sông Po, con sông dài nhất Italy ghi nhận mực nước thấp kỷ lục (Ảnh minh họa). 

Chính phủ Italy đang lên kế hoạch ứng phó trong bối cảnh nhiều chuyên gia dự báo nước này sẽ trải qua năm hạn hán thứ 2 liên tiếp.  Sông Po, con sông dài nhất Italy, ghi nhận lượng nước ít hơn 61% so mức bình thường. Tại khu vực Pavia của thung lũng sông Po, mực nước hiện thấp hơn 3m so mực nước biển. Lượng nước tại hồ Garda ở miền bắc cũng chạm mốc thấp kỷ lục trong 35 năm qua.

Hội đồng Nghiên cứu quốc gia của Italy cho biết, năm 2022, mưa ở miền bắc nước này giảm 40% và không có dấu hiệu cải thiện trong những tháng đầu năm 2023 sau khi trải qua một mùa đông ít mưa và tuyết. Lượng tuyết rơi trên dãy núi Alps chưa bằng một nửa so với bình thường. 

Theo Hiệp hội nông dân Italy, hạn hán do lượng mưa thấp kỷ lục và nắng nóng kéo dài vào năm 2022 đã gây thiệt hại cho ngành nông nghiệp hơn 6 tỷ euro. Giữa năm 2022, Italy đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp đối với các khu vực giáp sông Po khi đợt hạn hán tồi tệ nhất trong 70 năm qua hoành hành. Nếu kịch bản này tiếp tục tái diễn trong năm nay, các chuyên gia cảnh báo, 1/3 sản lượng nông nghiệp có thể gặp rủi ro, bởi thung lũng sông Po là vựa lương thực, nơi sản xuất khoảng 40% lương thực của Italy, bao gồm các sản phẩm chủ đạo như lúa mì và gạo.

Chính phủ Italy đang soạn thảo kế hoạch ứng phó tác động của nạn hạn hán nghiêm trọng. Kế hoạch dự kiến bao gồm một chiến dịch nâng cao nhận thức của người dân về sử dụng có trách nhiệm các nguồn nước. Ngoài ra, những thủ tục liên quan việc giải quyết tình trạng khẩn cấp do khủng hoảng nước cũng được đơn giản hóa. Bộ Môi trường Italy không loại trừ phương án phân bổ nước ở một số vùng hạn hán.

Cơ quan Khí tượng Anh xác nhận, năm 2022 là năm nóng nhất trong lịch sử của nước Anh. Trong một nỗ lực nhằm bảo vệ nguồn nước, Công ty cấp nước Thames Water của Anh thông báo đầu tư 1,6 tỷ bảng Anh trong vòng 2 năm tới nhằm giảm lượng nước thải chảy ra sông và xử lý ô nhiễm. Bộ trưởng Môi trường Anh đã yêu cầu các công ty cấp nước đưa ra kế hoạch nâng cấp hệ thống cấp nước và cảnh báo về các án phạt cao nếu các công ty này bị phát hiện gây ô nhiễm...

PV 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline