Hotline: 0941068156

Thứ năm, 28/11/2024 06:11

Tin nóng

25 tác phẩm xuất sắc được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Hội nghị Ban Chấp hành 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Thứ năm, 28/11/2024

Nhiều bất cập trong công tác phòng chống thiên tai

Thứ năm, 24/02/2022 09:02

TMO - Trong 40 năm gần đây, trong tổng số 374 cơn bão hoạt động trên biển Đông, có 148 cơn ảnh hưởng đến đất liền nước ta, trong đó 94 cơn đổ bộ vào khu vực miền Trung (chiếm trên 64%), tập trung trong các tháng 9-11.

Theo Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai, về tình hình thiên tai tại khu vực miền Trung, thống kê trong 40 năm gần đây, trong tổng số 374 cơn bão hoạt động trên biển Đông, có 148 cơn ảnh hưởng đến đất liền nước ta, trong đó 94 cơn đổ bộ vào khu vực miền Trung (chiếm trên 64%), tập trung trong các tháng 9-11. Một số cơn bão điển hình như: bão số 6 (Xangsane) năm 2006 là một trong hai cơn bão có cường độ mạnh nhất khi đổ bộ vào đất liền trong 20 năm qua với cường độ gió cấp 12, giật cấp 13, 14.

Bão và mưa lũ sau bão làm 76 người chết và mất tích, 532 người bị thương, gần 350.000 căn nhà bị đổ, hư hại, gần 1.000 tàu thuyền bị chìm và hư hại, thiệt hại về kinh tế lên tới trên 10.000 tỷ đồng. Bão số 12 (Damrey) năm 2017 với sức gió cấp 11, 12, giật cấp 13, 14 đổ bộ vào khu vực Bình Định  - Khánh Hòa làm 123 người chết và mất tích, 3.550 nhà bị sập đổ, gần 300.000 nhà bị hư hỏng,…; thiệt hại về kinh tế khoảng 22.679 tỷ đồng.

Một đoạn quốc lộ 26 trên địa bàn xã Cư Mta, huyện M'Đrăk (Đắk Lắk) bị nước lũ cuốn trôi vào tối 30/11/2020.

Đáng chú ý, từ 15/9 đến 15/11/2020, khu vực duyên hải miền Trung đã chịu ảnh hưởng dồn dập của 9 cơn bão (từ số 5 đến số 13) và 1 áp thấp nhiệt đới, đạt mức kỷ lục (tương đương năm 1970). Trong đó, cơn bão số 9 (Molave) mạnh nhất trong 20 năm qua với gió cấp 14, giật cấp 17 trên biển, thời gian lưu gió mạnh lên đến 6-7 tiếng; bão đổ bộ trùng với thời điểm triều cường đã tàn phá và gây thiệt hại nặng nề tại các tỉnh Nam Trung Bộ. Bão đã làm 23 người chết và mất tích, 177.524 nhà bị sập đổ, hư hỏng, 1.373 cột điện bị gãy đổ và nhiều cơ sở hạ tầng khác bị hư hỏng. Tổng thiệt hại do bão, mưa lũ trên 36.000 tỷ đồng.

Cùng với bão, với đặc điểm hệ thống sông ngòi dày đặc, chiều dài ngắn, lòng dẫn hẹp, rất dốc, lũ về nhanh nên thường gây ra ngập lụt lớn khu vực đồng bằng thấp phía Đông. Đây là loại hình thiên tai thường xuyên xảy ra, gây thiệt hại lớn nhất cho khu vực và xảy ra với mức độ ngày càng khốc liệt. Đồng thời, sạt lở đất, lũ quét cũng là loại hình thiên tai gây thiệt hại nghiêm trọng về người tại khu vực miền núi phía Tây các tỉnh miền Trung.

Tại khu vực Tây Nguyên, thường xuyên chịu ảnh hưởng của các loại hình thiên tai như: mưa lớn, lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, lốc, sét, hạn hán, bão, áp thấp nhiệt đới. Trong đó hạn hán, lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất là các loại hình thường xuyên xảy ra và gây thiệt hại lớn cho khu vực.

Công tác phòng chống thiên tai khu vực miền Trung và Tây Nguyên còn nhiều hạn chế

Cũng theo Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai, hiện nay, công tác phòng chống thiên tai tại khu vực Trung bộ và Tây Nguyên vẫn còn nhiều hạn chế. Điều này có thể thấy qua công tác dự báo như chưa dự báo được chính xác mưa cực đoan cường độ lớn trong thời gian ngắn và tổng lượng cả đợt kéo dài (mưa lớn cả tháng); mới chỉ dự báo tương đối chính xác tổng lượng mưa đợt ngắn 3-5 ngày. Chưa dự báo sớm được lũ đặc biệt lớn, lũ lịch sử, do vậy chưa có nhiều thời gian ứng phó với mưa lũ lịch sử như năm 2020. Chưa có bản đồ phân vùng, cảnh báo sạt lở đất với tỷ lệ lớn; mới chỉ cảnh báo được sạt lở đất đến cấp huyện.

Việc xây dựng, vận hành các hồ chứa thượng nguồn ảnh hưởng lớn đến công tác dự báo, cảnh báo lũ, ngập lụt, song không được cập nhật, chia sẻ thường xuyên dẫn đến thiếu thông tin trong vận hành. Nhiều tuyến đường giao thông bị sạt lở, chia cắt, phải mất nhiều thời gian, nguồn lực để khắc phục, nhất là khu vực miền núi. Ngập lụt sâu, kéo dài tại nhiều khu vực, trong đó có nguyên nhân do các tuyến đường bộ cản trở hoặc cầu, cống không đảm bảo khẩu độ thoát lũ…

Theo các chuyên gia, để giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, cần có giải pháp khôi phục rừng phòng hộ đầu nguồn, nhất là tại các khu vực thường xuyên xảy ra lũ lụt. Tăng cường công tác dự báo lũ, bổ sung các trạm dự báo khí tượng thủy văn. Đồng thời, cần có kế hoạch cụ thể bố trí sắp xếp lại dân cư vùng thấp, ngập sâu.

Đi cùng với đó, cần xây dựng hệ thống công trình kiên cố có thể chống chịu được với bão cấp 11, 12, 14. Trong các công trình giao thông, cần tính toán đến khả năng thoát lũ. Đồng thời, cần bổ sung các phương tiện, trang thiết bị, củng cố lực lượng để phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn, đáp ứng được điều kiện thực tế, đảm bảo yêu cầu sơ tán khi có tình huống xảy ra. Ngoài ra, cần ứng dụng số hóa bản đồ ngập lụt, xây dựng hệ thống công trình phòng chống lũ đa mục tiêu.

Các chuyên gia cho rằng, bên cạnh việc dành nguồn lực cho đầu tư cho các công trình phòng chống thiên tai, cần quan tâm đến các giải pháp phi công trình, nhất là trong giai đoạn phòng ngừa. Đó là việc nâng cao nhận thức công đồng, nâng cao công tác dự báo cảnh báo.

 

 

Lê Hùng – Tú Anh

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline