Hotline: 0941068156

Thứ ba, 01/07/2025 07:07

Tin nóng

Tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc để tạo nên một khối thống nhất bền chặt

Danh sách Bí thư, Chủ tịch 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Công bố sáp nhập đơn vị hành chính và chỉ định nhân sự

Tiếp tục phát động, triển khai tích cực các phong trào thi đua yêu nước

Hà Nội cắt tỉa cây xanh bảo đảm an toàn mùa mưa bão

Ứng phó mưa lớn: Chủ động rà soát, di dời hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

UNESCO ấn tượng về thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ đề xuất "5 tiên phong" để xây dựng châu Á giàu mạnh

Tỉnh Quảng Trị (mới) cần đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân và hội nhập kinh tế quốc tế

Cảnh quan tự nhiên là tài nguyên cần tích hợp bắt buộc vào quy hoạch đô thị

Hà Nội: Mít cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cần thực hiện ‘3 tiên phong’ trong xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo

Quyết liệt thực hiện giải phóng mặt bằng phục vụ thi công các dự án trọng điểm

Gò Công Tây: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tổng Bí thư nêu 5 nhiệm vụ báo chí cần thực hiện trong kỷ nguyên mới

Tuyệt đối không để gián đoạn trong lãnh đạo, chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai

Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường tổ chức gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

TP. HCM (mới) cần đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng

Điều chỉnh cơ chế tiền vay khuyến khích sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn

Bình Dương: Điệp phèo heo hơn 100 tuổi trong trường học được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ ba, 01/07/2025

Nhiều địa phương khu vực miền Trung oằn mình chống mưa lũ

Thứ bảy, 14/10/2023 17:10

TMO – Mưa lớn dồn dập trong suốt nhiều ngày qua khiến nhiều tỉnh, thành phố khu vực miền Trung như chìm trong biển nước. Công tác ứng phó mưa lũ đang được các địa phương triển khai nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại, đặc biệt về người.

Những ngày qua, tại một số địa phương khu vực Bắc Bộ, đặc biệt là Trung Bộ và Tây Nguyên xảy ra mưa lớn phổ biến từ 200 – 400mm, có nơi lên đến trên 700mm gây ngập lụt cục bộ, sạt lở đất, lũ quét, thiệt hại về người và tài sản.

Tại Đà Nẵng

Từ ngày 12/10 đến sáng 14/10, trên địa bàn TP. Đà Nẵng tiếp tục hứng chịu nhiều trận mưa lớn, gây ngập cục bộ nhiều tuyến đường và khu vực trũng thấp thuộc các quận huyện như Liên Chiểu, Thanh Khê, Hoà Vang… nhiều nơi nước vào nhà dân, có nơi ngập sâu từ 1m trở lên. Theo báo cáo của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự TP Đà Nẵng, tính đến tối 13/10, tại quận Thanh Khê có 13 điểm ngập, quận Liên Chiểu có 46 điểm, quận Cẩm Lệ 14 điểm, quận Sơn Trà 21 điểm, quận Hải Châu 29 điểm... TP đã tiến hành sơ tán 2.316 người dân do ngập lụt; trong đó sơ tán tập trung 194 người, sơ tán tại chỗ 2.122 người.

Nhiều khu vực của TP. Đà Nẵng bị ngập sâu. 

Tại Quảng Bình

Tính đến 16h chiều ngày 13/10, trên địa bàn biên giới (Quảng Bình) có mưa vừa đến mưa to, mực nước các sông suối đang lên, tình hình ngập lụt, chia cắt. Theo đó, đường vào bản Cờ Đỏ (xã Thượng Trạch) ngập 0,5mét. Đường vào bản Bụt (xã Thượng Trạch) ngập 1m mét. Khu vực thôn Đa Năng (xã Hóa Sơn), nước ngập sâu khoảng 0,8 mét. Cầu đập tràn bản Lương Năng ngập sâu khoảng 0,5 mét. Tại các ngầm Ka Ai, Ka Định, Hà Nông (xã Dân Hoá) nước lên cao đến 0,8 mét, người và phương tiện không qua lại được; chia cắt một phần bản Ka Ai và toàn bộ toàn bộ bản Tà Rà, Hà Nông. Mực nước tại các ngầm Cô Pi, Tà Cổ (Trọng Hoá) từ 0,5 -0,8 mét, người và phương tiện không qua lại được, đường vào 7 bản vùng trong của xã Trọng Hoá bị chia cắt.

Tại tỉnh Thừa Thiên – Huế

Mưa lớn trong nhiều ngày qua khiến không ít địa phương trong tỉnh thiệt hại nặng do sạt lở. Điển hình tại xã Phú Diên (Phú Vang), trong sáng ngày 13/10, trên địa bàn xã Phú Diên đã xảy ra tình trạng sạt lở ở các tuyến đường dân sinh xuống biển. Cụ thể, tại vị trí tuyến đường số 3 thuộc bãi tắm Phú Diên, nước chảy mạnh gây sạt lở, xói đất làm sập tuyến đường đoạn bãi cá thôn Phương Diên trên chiều ngang 5m, chiều dài 40m. UBND xã Phú Diên lên phương án khắc phục tạm thời đoạn này với khoảng 1.000 bao cát, 20m3 đá với tổng kinh phí khoảng 500 triệu đồng. Tại tuyến đường số 1 bãi tắm Phú Diên mưa lớn cũng làm xói lở đất đá giữa và 2 bên tuyến đường bề ngang khoảng 6m, trên chiều dài 20m. Gàn đó, đường dọc biển cạnh nhà một hộ dân cũng sạt chiều rộng 10m, dài khoảng 15m.

Tại TP. Huế, mực nước trên sông Hương tại Kim Long (TP Huế) đạt +0,55 mét, dưới báo động 1 là 0,44 mét; sông Bồ tại Phú Ốc đạt +2 mét, trên báo động 1 là 0,53 mét. Các hồ chứa thủy lợi, thủy điện lớn như Hương Điền, Bình Điền, Tả Trạch… mực nước trong lòng hồ còn thấp, dưới ngưỡng của mực nước dâng bình thường từ 7 đến 22 m. Các hồ thủy lợi đang đảm bảo an toàn. Dự báo từ hôm nay đến ngày 14/10, tỉnh Thừa Thiên – Huế sẽ đón một đợt mưa lớn với tổng lượng mưa cả đợt từ 200-400 mm, có nơi trên 700 mm. 

Mưa lũ khiến nhiều công trình trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế bị phá hủy.

Tại Quảng Nam

Tổng lượng mưa từ 07h ngày 12/10 đến 07h ngày 13/10 tại Quảng Nam phổ biến từ 15 - 60 mm, có nơi lớn hơn như: Trạm Thủy văn Câu Lâu (huyện Duy Xuyên) 66 mm, Trạm Thủy văn Ái Nghĩa (huyện Đại Lộc) 70 mm, Trạm Thủy văn Hội An (Tp. Hội An) 84 mm, Trạm Khí tượng Cù Lao Chàm (Tp. Hội An) 117 mm. Trước diễn biến lưa lớn, gây nguy cơ ngập lụt, UBND tỉnh Quảng Nam vừa ban hành Công điện yêu cầu các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan và các địa phương chủ động ứng phó với mưa, lũ trên địa bàn tỉnh.

Theo báo cáo nhanh của Ban PCTT&TKCN tỉnh Quảng Nam, trong sáng nay (14/10), các địa phương trong tỉnh có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Tổng lượng mưa các địa phương vùng núi phía Bắc phổ biến từ 150 - 250mm, có nơi trên 300mm; các địa phương vùng đồng bằng ven biển và vùng núi phía Nam phổ biến từ 200 - 350mm, có nơi trên 400mm. Tỉnh Quảng Nam đang tích cực triển khai các phương án ứng phó mưa lũ để không thiệt hại về người và giảm thiệt hại về tài sản.

Tại tỉnh Hà Tĩnh

Sáng 14/10, khu vực từ nam Nghệ An – Hà Tĩnh vẫn có mưa to đến rất to, lượng mưa phổ biến từ 200-400mm, có nơi trên 700mm. Nguy cơ xảy ra lũ quét và sạt lở đất ở khu vực vùng núi và ngập úng vùng trũng thấp trũng. Trên các sông ở khu vực Hà Tình có khả năng xuất hiện một đợt lũ, đỉnh lũ khả năng ở mức báo động 1 đến báo động 2. Trong Công điện mới đây về tập trung ứng phó thiên tai, UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu giám đốc các sở, thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh; chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã theo dõi chặt chẽ diễn biến của mưa, lũ triển khai ngay các biện pháp khẩn cấp ứng phó với mưa, lũ theo phương châm “4 tại chỗ” nhằm đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân, hạn chế thiệt hại do mưa, lũ gây ra. Chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở tuyên truyền đầy đủ thông tin mưa lũ đến các địa phương, đơn vị và người dân được biết đồng thời phổ biến, hướng dẫn kỹ năng ứng phó mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất và ngập úng để người dân chủ động phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại.

Nhiều tuyến giao thông trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh bị đất đá vùi lấp do sạt lở. Ảnh: Phan Ấn

Cơ quan khí tượng thủy văn dự báo từ ngày 14/10 đến sáng 16/10, ở khu vực từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến từ 150-250mm, có nơi trên 400mm, khu vực Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam 300-500mm, có nơi trên 800mm; ở khu vực Hà Tĩnh có mưa vừa, mưa to với lượng mưa phổ biến 70-120mm, có nơi trên 150mm. Ngoài ra, ở khu vực phía Nam Nghệ An, Kon Tum, Gia Lai có mưa vừa, cục bộ có mưa to với lượng mưa 30-60mm, có nơi trên 80mm; khu vực Nam Trung Bộ, các nơi khác ở Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa vừa, mưa to với lượng mưa 20-40mm, có nơi trên 70mm (thời gian mưa dông tập trung vào chiều và tối).

 

 

Nhóm PV

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline