Hotline: 0941068156
Thứ ba, 21/01/2025 08:01
Thứ sáu, 29/04/2022 14:04
TMO - Thỏa thuận Paris, từ năm 2021, các quốc gia đều có trách nhiệm thực hiện giảm phát thải khí nhà kính, thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua việc thực hiện cam kết theo đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC).
Việt Nam là một trong nhiều quốc gia chịu tác động nặng nề từ biến đổi khí hậu nên luôn tích cực, chủ động thực hiện các cam kết quốc tế về vấn đề này. Cụ thể, Việt Nam đã trình NDC năm 2015, hoàn thành cập nhật NDC vào 2020, đưa trách nhiệm giảm phát thải khí nhà kính, thích ứng với biến đổi khí hậu vào Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành để toàn dân thực hiện…Ngoài ra, Việt Nam cũng đã tập trung xây dựng dự thảo Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050. Các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phù hợp với mục tiêu cam kết và thực hiện các yêu cầu của Thỏa thuận Paris.
Giảm phát thải từ hoạt động nông nghiệp là một trong giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.
Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành, trong Dự thảo Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050 đã phản ánh sự chuyển đổi về chất trong công tác ứng phó với biến đổi khí hậu. Việt Nam thể hiện rõ lộ trình để hiện thực hoá cam kết của Việt Nam tại COP26, các nhiệm vụ, giải pháp đề ra nhằm đạt mục tiêu đưa mức phát thải ròng về “0” vào năm 2050”.
Quá trình xây dựng dự thảo Chiến lược, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã nhận được sự hỗ trợ của Cơ quan Phát triển Pháp (AFD), Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ), Bộ Môi trường Nhật Bản. Đồng thời, ban soạn thảo, tổ biên tập cũng đã tham khảo các chiến lược dài hạn về biến đổi khí hậu của nhiều quốc gia trên thế giới.
Đề cương Chiến lược, khảo sát 63 địa phương và thực hiện phỏng vấn sâu 20 tỉnh, thành phố đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường xin ý kiến các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương, các địa phương và các chuyên gia, nhà khoa học.
Phạm Dung
Bình luận