Hotline: 0941068156

Thứ hai, 31/03/2025 18:03

Tin nóng

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Việt Nam – Brazil: Thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong các lĩnh vực thế mạnh

Tổng thống Brazil thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Việt Nam và Singapore: Nhiều thuận lợi mở rộng hợp tác an ninh lương thực

Hà Nội triển khai quyết liệt các giải pháp chặn gia tăng ô nhiễm

Việt Nam – Singapore: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực then chốt

Giờ Trái đất 2025: Tiết kiệm hơn 942 triệu đồng sau 1 giờ tắt đèn

Hàng chục ha lúa ở Gia Lai, Kon Tum bị hư hỏng do khô hạn

Thêm 8 cây cổ thụ vùng ngoại thành Hà Nội được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Phú Thọ: 2 cây hoa đại 1.000 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

“Số hóa cây cổ thụ” – Giải pháp tối ưu để quản lý, bảo vệ cây xanh

Chuyên gia: ‘Cây Di sản Việt Nam là thương hiệu của thương hiệu’

Kỷ niệm 15 năm hoạt động bảo tồn Cây Di sản Việt Nam

[15 năm Cây Di sản Việt Nam] Hành trình kết nối cộng đồng chung tay bảo vệ cảnh quan, môi trường

Thứ hai, 31/03/2025

Nhiều bất cập từ những điểm tập kết, thu gom rác thải

Thứ năm, 27/02/2025 09:02

TMO – Hiện nay tại các thành phố lớn như Hà Nội hay TP.HCM, do có dân số đông dẫn đến lượng rác thải sinh hoạt hàng ngày rất lớn. Từ đó tạo gánh nặng, gây áp lực lên môi trường và hạ tầng. Đặc biệt, việc thiếu không gian, quỹ đất đã khiến phát sinh thêm các điểm tập kết rác mới và nếu không được kiểm soát, quản lý tốt những điểm tập kết rác này ảnh hưởng đến môi trường và làm mất mỹ quan đô thị. Để xử lý dứt điểm tình trạng này đòi hỏi các cấp chính quyền, địa phương cần có những giải pháp căn cơ, lâu dài.

Theo các chuyên gia về môi trường, Hà Nội là một trong hai đô thị lớn nhất cả nước, với quy mô dân số ước tính khoảng hơn 9 triệu người, lượng chất thải rắn sinh hoạt vào khoảng 7.000 tấn/ngày. Do đó, việc xử lý rác thải sinh hoạt hay quản lý những điểm tập kết rác thải hiện đang là một thách thức.

Do lượng rác thải hàng ngày lớn, hiện nay, trên địa bàn TP.Hà Nội không khó để bắt gặp những điểm tập kết, trung chuyển rác nơi công cộng nằm sát khu dân cư gây ảnh hưởng đến đời sống người dân và cảnh quan đô thị.

Tại phường Kiến Hưng, quận Hà Đông (TP. Hà Nội), theo tìm hiểu, quan sát, trên địa bàn xuất hiện nhiều điểm tập kết rác thải và điểm trung chuyển rác sinh hoạt tại các khu vực trường học trên địa bàn. Tại đây, rác thải chưa được phân loại mà thu gom tập trung, lẫn lộn trên các xe rác.

Đáng chú ý, một số điểm thu gom rác này thường nằm dưới lòng đường, gần cổng trường tiểu học, mầm non, khu vực đông dân cư. Giờ thu gom thường diễn ra vào khoảng thời gian tan tầm, giờ tan học nên thường xuyên ảnh hưởng đến giao thông. Mặt khác, rác sau thu gom không được che đậy cẩn thận dẫn đến phát tán mùi hôi hám. Nước từ rác chảy xuống lòng đường mất vệ sinh công cộng.

Rác thải được tập kết gần trường học chờ xe thu gom.

Trao đổi với phóng viên, anh Lê Văn Thắng, phụ huynh học sinh trường tiểu học Kiến Hưng cho biết, “Giờ đón con ngày nào tôi cũng thấy xe gom rác đến để vận chuyển rác lên xe, mùi hôi thối, rác rơi khắp nơi vô cùng bẩn, điểm tập kết rác nằm ngay sát trường học, ảnh hưởng đến sức khỏe cửa học sinh". 

Xe thu gom rác hoạt động vào giờ tan học, cao điểm gây cản trở giao thông.

Bên cạnh đó, trên địa bàn phường Kiến Hưng vào 9h sáng ngày 19/2/2025 phóng viên cũng ghi nhận một số điểm tập kết rác tại khu vực gần nhà văn hóa thôn Đa Sỹ, có diện tích khoảng 300m2 ngổn ngang rác thải sinh hoạt, phế thải xây dựng, rác thải được chất đống nhiều ngày, nước rác những ngày mưa chảy ra xung quanh đen xì, hơn nữa còn được đốt lộ thiên gây ra khói, mùi khét khiến cảnh tượng trở nên nhếch nhác, mất mỹ quan đô thị.

Điểm tập kết rác tại khu vực gần nhà văn hóa thôn Đa Sỹ, có diện tích khoảng 300m2.

Bãi rác lộ thiên bao gồm rác thải sinh hoạt, phế thải xây dựng... được đốt ngay sát lề đường.

Đặc biệt, rác thải tại các điểm tập kết rác hay trên các xe thu gom đều không được che đậy và chưa được phân loại. Theo Luật Bảo vệ Môi trường 2020 và Nghị định 45/2022, có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, người dân bắt buộc phải phân loại rác tại nguồn trước khi giao cho đơn vị thu gom. Rác thải sinh hoạt được chia thành ba nhóm: rác tái chế, rác thực phẩm và rác thải còn lại. Nếu người dân không phân loại rác, có thể bị xử phạt từ 500.000 đến 1.000.000 đồng.

Rác thải sau khi thu gom trên các xe không được che đậy rỉ nước, bốc mùi hôi thối.

Đối với rác thải thu gom hay tập kết, theo quy định tại khoản 1 của Điều 76 trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã có quy định rõ về yêu cầu đối với điểm tập kết rác, trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt: “Điểm tập kết và trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt cần thiết phải có các khu vực khác nhau để lưu giữ chất thải đã được phân loại. Điều này đảm bảo không có sự lẫn lộn giữa các loại chất thải đã được phân loại với nhau. Ủy ban nhân dân tại các cấp có trách nhiệm phải bố trí mặt bằng cho điểm tập kết và trạm trung chuyển sao cho chúng đáp ứng đầy đủ yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường, theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.”

Mặc dù được xem là một giải pháp quan trọng giúp giảm tải ô nhiễm môi trường và tối ưu hóa nguồn tài nguyên, nhưng thực tế cho thấy hiệu quả triển khai của việc phân loại rác thải tại nguồn vẫn còn hạn chế, hệ thống xử lý rác thải trở nên quá tải, ảnh hướng trực tiếp đến sự phát triển bền vững của đô thị và chất lượng sống của người dân.

Trước thực trạng trên, rất cần sự vào cuộc quyết liệt hơn từ chính quyền và các cơ quan chức năng để đảm bảo quy trình phân loại, thu gom và xử lý rác thải được thực hiện đúng quy định. Bên cạnh đó, việc tăng cường tuyên truyền, nâng cao ý thức cộng đồng và đầu tư hạ tầng xử lý rác hiện đại là những giải pháp cấp thiết để đảm bảo môi trường sống an toàn. Chỉ khi có sự phối hợp đồng bộ từ chính quyền, doanh nghiệp và người dân, việc phân loại rác tại nguồn cũng như đảm bảo môi trường tại các điểm tập kết rác mới thực sự mang lại hiệu quả, góp phần xây dựng môi trường sống xanh, sạch, bền vững.

 

 

Anh Tuấn

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline