Hotline: 0941068156

Thứ hai, 20/01/2025 06:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ hai, 20/01/2025

Nhiệt độ trái đất không thể giảm nếu chỉ “thảo luận và tuyên bố”

Thứ tư, 19/04/2023 20:04

TMO - Việt Nam đang tích cực triển khai các cam kết giảm phát thải khí nhà kính, hướng tới phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 với nguồn lực trong nước và hỗ trợ quốc tế.

Chuyển đổi xanh sẽ mang lại tài nguyên, năng lượng mới và khổng lồ, đồng thời giảm phát thải khí nhà kính, chi phí đầu tư do tác động biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu và thành công, cần nhận rõ các thách thức, vướng mắc cụ thể để cùng giải quyết cũng như cơ chế hỗ trợ về tài chính, công nghệ, quản trị…, trong đó, nguồn tài chính từ các chính phủ đóng vai trò dẫn dắt vốn đầu tư tư nhân.

Theo các chuyên gia, Việt Nam có trách nhiệm cùng với các quốc gia trong ứng phó biến đổi khí hậu, giảm phát thải ròng khí nhà kính bằng 0, chuyển đổi năng lượng công bằng, nhưng cần có cơ chế để cùng hành động. Các chuyên gia cho rằng, nhiệt độ Trái đất không giảm đi chỉ bằng những cuộc thảo luận hay tuyên bố mà phải bằng sự chia sẻ trách nhiệm, lợi ích, công nghệ, nguồn lực… trong ngắn hạn và dài hạn, đặc biệt là không có giải pháp công nghệ thì không thể làm được. Do đó, cần có sự hành động mạnh mẽ và hiệu quả từ các quốc gia về nguồn lực, công nghệ cũng như hỗ trợ lẫn nhau trong chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi xanh. Cho rằng chuyển đổi xanh, chuyển đổi năng lượng là vấn đề lâu dài và không dễ dàng, nhiều nhóm chuyên gia, các tổ chức quốc tế bày tỏ tinh thần sẵn sàng hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm với Việt Nam nói riêng và các nước đang phát triển nói chung. Tuy nhiên, để làm được điều này, cần có chính sách hài hòa để giải quyết các thách thức và cam kết sẽ tiếp tục đẩy mạnh đầu tư.

Cánh đồng năng lượng điện mặt trời tại Thái Lan. Ảnh: Alamy 

Việt Nam đang tích cực triển khai lộ trình sửa đổi, bổ sung khuôn khổ pháp lý nhằm huy động nguồn tài chính xanh, công nghệ xanh; khuyến khích hoạt động sản xuất và đầu tư xanh, thực hiện chuyển đổi xanh, chuyển dịch năng lượng, chuyển sang nền kinh tế tuần hoàn, phát thải carbon thấp. Có thể nói, chuyển đổi nền kinh tế truyền thống sang nền kinh tế xanh là xu hướng nhiều quốc gia trên thế giới đang hướng tới và là con đường mà các nước đang theo đuổi. Tuy nhiên, những thách thức hiện nay đòi hỏi toàn thế giới và mỗi quốc gia nói riêng cần chuẩn bị tầm nhìn dài hạn trong xây dựng và thực hiện các kế hoạch hành động, mục tiêu tăng trưởng cho tương lai phát triển xanh, hiện đại và bền vững.

Điều cấp thiết là phải vượt qua những nỗ lực rời rạc để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, mất đa dạng sinh học, xung đột, khủng hoảng người tị nạn và đại dịch, mà phải đồng thời xóa bỏ vĩnh viễn những vấn đề này và không để ai bị bỏ lại phía sau. Chuyển đổi xanh phải dẫn đến sự thay đổi mang tính biến đổi, trong đó, các hệ thống kinh tế xã hội và môi trường tương tác với nhau để chống lại cuộc khủng hoảng đa chiều trên hành tinh gồm: Biến đổi khí hậu, mất đa dạng sinh học và ô nhiễm. Để làm được điều này, thiết nghĩ các quốc gia cần phân bổ lại trợ cấp nhiên liệu hóa thạch, mở ra khả năng tiếp cận năng lượng sạch cho nhiều người hơn, tối đa hóa các giải pháp dựa vào thiên nhiên và tái sử dụng thay vì sản xuất nguyên liệu thô mới cho sản phẩm… Và hơn lúc nào hết, bây giờ là thời điểm để các quốc gia trên thế giới tăng cường hợp tác, cùng vượt qua khó khăn trên tinh thần "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ", để không ai trong chúng ta phải bỏ lỡ bất kỳ một cơ hội bứt phá nào.

 

 

Phạm Dung

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline