Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 26/04/2024 18:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 26/04/2024

Nghiên cứu đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Thứ ba, 08/11/2022 19:11

TMO – Tốc độ thiết kế 250 km/h, vận hành khoảng 200 km/h, Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam đang được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng Bộ Giao thông Vận tải thống nhất sau nhiều năm nghiên cứu.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Giao thông Vận tải đã thống nhất việc thiết kế dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam với dải vận tốc 250 km/h. Cụ thể, trong văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới đây, Bộ Giao thông Vận tải dự kiến kiến nghị lựa chọn thiết kế đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam với tốc độ khai thác từ 180-225 km/h. Kinh phí đầu tư dự án khoảng 64,8 tỷ USD, phục vụ vận chuyển hành khách và hàng hoá.

Dự án chia thành 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 (2025-2031), giải phóng mặt bằng toàn bộ dự án. Xây dựng đoạn tuyến Thủ Thiêm - Nha Trang với tổng chiều dài 361 km (23,94% chiều dài dự án). Tổng mức đầu tư 16,58 tỷ USD. Giai đoạn 2 (2031-2038), xây dựng đoạn Hà Nội - Đà Nẵng dài 677,2 km (44,91% chiều dài dự án). Tổng mức đầu tư 26,44 tỷ USD. Giai đoạn 3 (2038-2041), xây dựng đoạn tuyến Đà Nẵng - Nha Trang dài 468,85 km (31,15% tổng chiều dài dự án) để thông toàn tuyến. Tổng mức đầu tư là 18,65 tỷ USD.

(Ảnh minh hoạ)

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, với thực trạng vận tải trục Bắc Nam đang bị mất cân đối, thị phần đường sắt chiếm 6% khách, 1,4% hàng hóa, việc đầu tư tuyến đường sắt mới tốc độ cao, vận tải khách và hàng là cần thiết. Đây là một trong những nền tảng để hình thành trục vận tải khối lượng lớn trên đất liền, dễ dàng kết nối với các trung tâm kinh tế, tạo thành trục động lực phát triển cho kinh tế - xã hội của đất nước và các địa phương trên hành lang kinh tế Bắc - Nam.

Về hướng tuyến, hướng tuyến cần rà soát kỹ, theo hướng gần phía biển để tối ưu và duỗi thẳng đảm bảo êm thuận trong quá trình khai thác; không bám theo các khu dân cư hiện hữu để giảm chi phí giải phóng mặt bằng và tạo ra không gian phát triển mới TOD cho các địa phương tuyến đường sắt tốc độ cao đi qua; tránh các vùng có nguy cơ sạt lở và lũ quét, thuận tiện cho việc kết nối các trung tâm kinh tế, công nghiệp, du lịch và cảng biển.

Trước đó, ngày 19/10/2021, Chính phủ phê duyệt chủ trương quy hoạch thêm 9 tuyến đường sắt mới đến năm 2030, trong đó có tuyến tốc độ cao Bắc Nam. Theo đó, ngành đường sắt sẽ cải tạo nâng cấp các tuyến hiện có, nối thông tuyến liên vận quốc tế; chuẩn bị đầu tư và thu xếp nguồn lực để khởi công một số tuyến mới, trong đó ưu tiên đường sắt tốc độ cao Bắc Nam.

Cụ thể, bên cạnh 7 tuyến hiện có dài khoảng 2.440 km thì mạng lưới đường sắt quốc gia đến năm 2030 có thêm 9 tuyến mới, tổng chiều dài 2.362 km. Lớn nhất là tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc Nam từ ga Ngọc Hồi (Hà Nội) đến ga Thủ Thiêm (TP. HCM) dài 1.545 km. Bộ Giao thông Vận tải đề xuất đầu tư hai đoạn Hà Nội - Vinh và TP. HCM - Nha Trang trước năm 2030.

Phía Bắc có 3 tuyến Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân từ ga Yên Viên Bắc đến ga Cái Lân dài 129 km; tuyến Hà Nội - Hải Phòng song song với cao tốc Hà Nội - Hải Phòng kết nối cảng biển cửa ngõ quốc tế Hải Phòng với các khu bến cảng Đình Vũ, Nam Đồ Sơn và Lạch Huyện, dài 102 km. Vành đai phía Đông Hà Nội có tuyến đường sắt Ngọc Hồi - Lạc Đạo - Bắc Hồng dài 59 km; chuyển đoạn Ngọc Hồi - Yên Viên, Gia Lâm - Lạc Đạo thành đường sắt đô thị.

Miền Trung có tuyến Vũng Áng - Tân Ấp - Mụ Giạ từ cảng Vũng Áng đến biên giới Việt Nam - Lào (đèo Mụ Giạ) dài 103 km.

Phía Nam có 4 tuyến Biên Hòa - Vũng Tàu từ ga Trảng Bom đến ga Vũng Tàu dài 84 km; tuyến TP HCM - Cần Thơ từ ga An Bình đến ga Cái Răng dài 174 km; tuyến TP HCM - Lộc Ninh từ ga Dĩ An đến biên giới Việt Nam - Campuchia (cửa khẩu Hoa Lư) dài 128 km; tuyến Thủ Thiêm - Long Thành từ ga Thủ Thiêm đến sân bay quốc tế Long Thành chỉ phục vụ hành khách dài khoảng 38 km.

Đến năm 2030, ngành đường sắt đặt mục tiêu vận chuyển hàng hóa đạt 11,8 triệu tấn, chiếm thị phần khoảng 0,27%; khối lượng vận chuyển hành khách đạt 460 triệu khách, chiếm thị phần 4,40%.

 

 

Quốc Dũng

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline