Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/05/2024 12:05

Tin nóng

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 19/05/2024

Ngăn chặn, ứng phó sự cố môi trường biển: Cần xây dựng bản đồ cảnh báo nguy cơ

Thứ hai, 24/01/2022 14:01

TMO - Theo Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, trong số các sự cố môi trường biển, sự cố tràn dầu xuất hiện nhiều nhất trên vùng biển Việt Nam. Tuy nhiên, hầu hết các sự cố tràn dầu trên biển Việt Nam đều là các sự cố nhỏ, đã được ứng phó, khắc phục và giải quyết hậu quả kịp thời.

Sự cố tràn dầu gây ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái biển, đặc biệt là hệ sinh thái rừng ngập mặn, cỏ biển, vùng triều bãi cát, đầm phá và các rạn san hô. Ô nhiễm dầu làm giảm sức chống đỡ, tính linh hoạt và khả năng khôi phục của các hệ sinh thái từ tác động của các tai biến. Khi chảy loang trên mặt nước, dầu tạo thành váng và bị biến đổi tính chất. Hàm lượng dầu trong nước tăng, các màng dầu làm giảm khả năng trao đổi oxy giữa không khí và nước, dầu tràn chứa độc tố làm tổn thương hệ sinh thái.

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, từ năm 1990 đến nay, cả nước có hơn 100 vụ tràn dầu do tai nạn hàng hải, tràn ra biển từ vài chục đến hàng trăm tấn dầu. Những vụ tràn dầu thường vào dịp từ tháng 3 đến tháng 6, điển hình như sự cố tràn dầu tàu Formosa One xảy ra năm 2001 tại vịnh Gành Rái, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Sự cố tràn dầu tàu Hồng Anh xảy ra năm 2003 cũng là một minh chứng điển hình. Do sóng lớn làm đắm tàu Hồng Anh trong khu vực vịnh Gành Rái, làm tràn khoảng 100 tấn dầu FO. Riêng trong năm 2019 xay ra 7 vụ sự cố tràn dầu. Tiêu biểu là sự cố tràn dầu tàu Vietsun chở 150 tấn dầu bị chìm tàu ngày 19/10/2019 tại khu vực sông Lòng Tàu, Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh gây ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực rừng phòng hộ Cần Giờ và các khu vực khác.

Diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu tại tỉnh Quảng Nam vào đầu năm 2020.

Cũng trong năm 2019, 8.000 tấn dầu chìm trên sông Lòng Tàu (Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh) vào ngày 18/10, mặc dù, đơn vị ứng phó sự cố phải tiến hành bơm hút 150 tấn dầu ra khỏi tàu nhằm hạn chế mức độ ảnh hưởng, tuy nhiên một phần dầu loang ra sông gây ảnh hưởng môi trường khu vực.

Các chuyên gia môi trường đánh giá, sự cố dầu tràn trên biển thường để lại hậu quả nặng nề đối với môi trường, hệ sinh thái biển và tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế biển như du lịch, đánh bắt, tác động trực tiếp đến sinh kế của người dân.

Ngoài sự cố tràn dầu trên biển, trong những năm gần đây, hiện tượng xả thải nước thải chưa qua xử lý xuống môi trường nước biển ven bờ đã gây hậu quả nghiêm trọng đến môi trường, ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế, gây đảo lộn đời sống xã hội của cư dân ven biển, đe dọa an ninh môi trường biển. Điển hình là sự cố môi trường biển gây hải sản chết bất thường tại một số tỉnh miền Trung xảy ra vào năm 2016 đã để lại hậu quả rất nghiêm trọng trên nhiều phương diện, lĩnh vực, gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế đất nước, đặc biệt đối với 4 tỉnh miền Trung là Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế…

Theo Cục Kiểm soát tài nguyên và Bảo vệ môi trường biển, hải đảo (Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam), Việt Nam là quốc gia biển với diện tích hơn 1 triệu km 2 với nhiều hoạt động kinh tế trên biển. Đặc biệt, biển Đông có nhiều tiềm năng nhưng cũng ẩn chứa không ít nguy cơ tràn dầu do nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc dầu tràn thường do các phương tiện di chuyển, do các sự cố, thiên tai,…gây ra khi xảy ra sự cố, tùy theo quy mô, mức độ sẽ gây ra hậu quả khác nhau về lâu dài.

Để có giải pháp khắc phục tình trạng này, đại diện Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn đánh giá cao vai trò của truyền thông và nâng cao nhận thức của cộng đồng, doanh nghiệp. Theo đó, cơ quan truyền thông cần tham gia tích cực đến vấn đề này. Bên cạnh đó, các địa phương phải chủ động cung cấp thông tin cho truyền thông còn doanh nghiệp phải có thông điệp rõ ràng và tích cực về môi trường. Khi truyền thông về hậu quả sự cố môi trường thì phải cung cấp thông tin xác thực nhất. Việc này không chỉ nâng cao nhận thức mà còn giúp giải quyết các vấn đề môi trường một cách tốt nhất.

Để phòng ngừa, ứng phó và xử lý tốt sự cố tràn dầu trên biển và ven biển trong thời gian tới, Việt Nam cần sớm xây dựng các bản đồ cảnh báo nguy cơ sự cố tràn dầu; xây dựng các bản đồ nhạy cảm tràn dầu, nhất là mô hình tính toán sự lan truyền dầu ứng với các kịch bản tràn dầu khác nhau; nâng cao nhận thức của cộng đồng về lĩnh vực này.

 

 

Vũ Minh

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline