Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 09/05/2025 17:05

Tin nóng

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

Thứ sáu, 09/05/2025

Nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng hệ thống thủy lợi

Thứ năm, 06/03/2025 06:03

TMO - Những năm gần đây, huyện Thường Tín (thành phố Hà Nội) luôn chú trọng phát triển kết cấu hạ tầng thủy lợi theo hướng hiện đại hóa, phục vụ đa mục tiêu,  từ đó góp phần chủ động trong công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai. Tăng hiệu quả trong phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Cơn bão số 3 năm 2024 và hoàn lưu bão đã để lại hậu quả lớn đối với đời sống người dân, đặc biệt là ngành nông nghiệp của huyện Thường Tín. Nhiều diện tích lúa, rau màu sắp cho thu hoạch đã bị gãy đổ, nhấn chìm sâu trong nước. Cụ thể, toàn huyện có trên 3.700ha lúa mùa bị ảnh hưởng do bão lũ, trong đó diện tích lúa và rau màu bị ngập trong nước là 2.144ha chủ yếu tập trung ở các xã: Nghiêm Xuyên, Dũng Tiến, Tân Minh, Hà Hồi…

Trên địa bàn huyện còn có 1.040ha rau màu, 83ha hoa và nhiều cây trồng bị dập nát, gãy đổ cùng rất nhiều cây ăn quả bị ngập nước; 910ha thuỷ sản bị tràn bờ; gia cầm chết, thất lạc khoảng 57.261 con; hàng loạt chuồng trại chăn nuôi bị ngập úng, hư hỏng. Ước tính thiệt hại lên tới hàng tỷ đồng. Nhằm mục tiêu giảm thiểu những thiệt hại do thiên tai gây ra, huyện Thường Tín đã chú trọng hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi, hồ đập, kênh mương, phục vụ sản xuất nông nghiệp và tiêu úng chống ngập kịp thời khi có mưa lũ, thiên tai xảy ra.

Trước sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương trong đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng thuỷ lợi đã  phục vụ đắc lực trong canh tác, sản xuất nông nghiệp. Với tổng mức gần 14 tỷ đồng, dự án cải tạo, nâng cấp hệ thống công trình thủy lợi, giao thông nội đồng trên địa bàn xã Vân Tảo được các đơn vị thi nhanh chóng hoàn thiện. Lãnh đạo HĐND xã Vân Tảo cho biết, công trình này hoàn thành sẽ tăng khả năng tiêu nước, tránh ngập úng cho gần 200ha sản xuất nông nghiệp, khu dân cư trên địa bàn, tạo cảnh quan môi trường sạch, đẹp...

Việc đầu tư dự án này là niềm mong mỏi của bà con trong xã. Bởi vào mùa mưa lũ, khu vực này thường bị ngập úng, ảnh hưởng đến sản xuất và đi lại của nhân dân. Vì vậy, khi Nhà nước có dự án, bà con ở đây rất đồng thuận và tạo thuận lợi cho đơn vị thi công. Tương tự, người dân xã Tân Minh cũng rất vui mừng khi biết thông tin huyện Thường Tín đang chuẩn bị khởi công dự án lắp đặt trạm bơm tưới và hệ thống kênh dẫn nước sông Hồng vượt sông Nhuệ với tổng mức đầu tư gần 33 tỷ đồng để cấp cho 445ha của địa phương, trong đó có hơn 220ha cây rau gia vị.

Ngoài ra, nông dân các xã: Nguyễn Trãi, Duyên Thái, Quất Động, Tô Hiệu, Chương Dương... cũng yên tâm huy động nguồn lực phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn khi hệ thống thủy lợi trên địa bàn ngày càng hoàn thiện. Đại diện Phòng Kinh tế huyện Thường Tín cho biết, hơn 10 năm thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, huyện đã huy động hàng trăm tỷ đồng sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các trạm bơm, kiên cố hệ thống kênh mương...

Huyện Thường Tín huy động nguồn lực xây dựng hệ thống kênh mương nội đồng. (Ảnh: KN). 

Nhờ chú trọng đầu tư hệ thống thủy lợi, đến nay, hơn 95% diện tích sản xuất nông nghiệp trên địa bàn đã được tưới, tiêu chủ động. Nhiều xã chuyển đổi mùa vụ, cơ cấu giống, hình thành vùng chuyên canh nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao. Đặc biệt tại các xã: Nghiêm Xuyên, Thống Nhất, Thư Phú... đã hình thành hơn 950ha vùng chuyên nuôi trồng thủy sản sạch cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha... Dù hệ thống thủy lợi nội đồng đã cơ bản đáp ứng yêu cầu, nhưng thực tế huyện Thường Tín vẫn còn nhiều công trình đầu mối thuộc thẩm quyền quản lý của thành phố, như các trạm bơm: Tiền Phong 1, Tiền Phong 2, Triều Đông... đang bị hư hỏng, xuống cấp, chỉ khai thác tối đa 60-65% công suất thiết kế.

Bên cạnh đó, hệ thống tiêu thoát nước của huyện vẫn chủ yếu ra sông Nhuệ qua các trạm bơm: Vĩnh Mộ, Gia Khánh, Xém, Hậu Bành, Đan Nhiễm... không đáp ứng nhu cầu khi xuất hiện các đợt thiên tai vượt tần suất thiết kế. Thực tế trận mưa lớn do bão số 3 (Yagi) đã gây ngập lụt nhiều diện tích sản xuất nông nghiệp, khu dân cư, nhà máy trong Khu công nghiệp Hà Bình Phương và đoạn đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ...Người dân, lãnh đạo nhiều xã và doanh nghiệp trên địa bàn Thường Tín rất mong các cấp, ngành tiếp tục quan tâm đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình thay thế để đồng bộ với hệ thống thủy lợi đã đầu tư... Lãnh đạo UBND huyện Thường Tín cho biết, huyện đã phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, đề xuất UBND thành phố cho phép lập dự án đầu tư nâng cấp Trạm bơm Văn Bình.

Dự án cải tạo, cứng hóa kênh tiêu dưới đường 71 trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030; cho phép bổ sung Trạm bơm tiêu Đồng Dòng (xã Hồng Vân), Trạm bơm Chương Dương (xã Chương Dương) với công suất mỗi trạm khoảng 10m3/s làm nhiệm vụ tiêu cho lưu vực phía Đông của huyện ra sông Hồng vào phương án phát triển thủy lợi trong Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Huyện đã đề nghị Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố đẩy nhanh tiến độ thi công dự án nâng cấp và xây dựng mới cụm công trình đầu mối Trạm bơm Bộ Đầu... Giai đoạn 2025-2030, Thường Tín phấn đấu trở thành quận của thành phố, vì vậy, thời điểm này, việc đầu tư hoàn thiện hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh, phòng, chống thiên tai là rất cần thiết.

Chi cục Thủy lợi và Phòng chống thiên tai (Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội) cho biết, những năm qua, thành phố Hà Nội luôn quan tâm, dành nguồn lực lớn để sửa chữa, nâng cấp hệ thống thủy lợi; trong đó có các trạm bơm tiêu quy mô lớn như Yên Nghĩa (quận Hà Đông), Bộ Đầu (huyện Thường Tín), Văn Khê (huyện Mê Linh)...

Người dân tích cực khơi thông hệ thống kênh mương, phục vụ tưới tiêu. (Ảnh: BT). 

Để bảo đảm an toàn công trình phòng, chống thiên tai, phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội đã phối hợp với các tổ chức thủy lợi và quận, huyện, thị xã kiểm tra, đánh giá hiện trạng công trình trước mùa mưa, bão. Trên cơ sở đó, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội đề xuất UBND thành phố tiếp tục quan tâm, bố trí kinh phí đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp, xây mới, bảo đảm an toàn, phát huy năng lực của công trình thủy lợi phục vụ sản xuất, dân sinh, phòng chống thiên tai trong những năm tiếp theo.

Thống kê của Công ty TNHH một thành viên Đầu tư phát triển thủy lợi sông Nhuệ cho thấy, trên địa bàn huyện Thường Tín từ năm 2010 đến nay, tồn tại khoảng 2.000 vụ vi phạm pháp luật thủy lợi; trong đó có tới 530 vụ vi phạm trên các công trình thủy lợi lớn và 1.445 vụ vi phạm trên các công trình thủy lợi nội đồng... Ngoài ra, trên địa bàn huyện Thường Tín còn nhiều tuyến kênh, trạm bơm bị bồi lắng, xuống cấp chưa được nạo vét, nâng cấp, làm suy giảm năng lực phục vụ sản xuất nông nghiệp...

Để tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác quản lý, khai thác hiệu quả công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh, huyện đang tập trung xử lý dứt điểm những vi phạm tồn đọng, tăng cường đầu tư hệ thống thủy lợi nội đồng.

Trước thực tế trên, các cấp chính quản lý tiếp tục quan tâm,  chú trọng đầu tư cải tạo, nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống thuỷ lợi. Việc này giúp chủ động trong công tác chống hạn, đặc biệt trong điều kiện biến đổi khí hậu, mực nước các sông xuống thấp không thể vận hành phục vụ tưới sau lịch xả nước của các hồ thủy điện. Ngoài ra, các hệ thống công trình thủy lợi còn thực hiện nhiệm vụ cắt, giảm lũ, tiêu úng, ngăn lũ tạo điều kiện phát triển đa dạng hóa cây trồng, chuyển dịch cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp, góp phần bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai.

 

 

Bích Hà

 

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline