Hotline: 0941068156

Thứ năm, 28/11/2024 02:11

Tin nóng

25 tác phẩm xuất sắc được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Hội nghị Ban Chấp hành 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Thứ năm, 28/11/2024

Nâng cao năng lực bảo tồn voi

Thứ năm, 12/05/2022 08:05

TMO - Chương trình giám sát voi và vùng sinh cảnh nhằm hiểu về voi và vùng sống của chúng là một trong những giải pháp căn bản để bảo tồn loài voi và giảm thiểu xung đột voi người.

Các trường dữ liệu về đặc điểm, tập tính, hành vi của voi và các vụ xung đột voi người,… sẽ được ghi nhận và cập nhật thường xuyên. Hệ thống dữ liệu sẽ được phân tích để tìm ra cấu trúc xã hội của đàn, mức độ xung đột voi người, dự báo tác động để điều chỉnh các giải pháp mang tính khả thi cho từng khu vực.

(Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)

Theo các chuyên gia đa dạng sinh học, sau rất nhiều nỗ lực, quần thể voi tại nước ta đã có những bằng chứng cho thấy tín hiệu đáng mừng. Mới đây, Chính phủ đã cho phép gia hạn thực hiện Đề án Tổng thể bảo tồn voi Việt Nam đến năm 2025, điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi tiếp tục các giải pháp bảo tồn đã và đang được thực hiện. Việc hợp tác dựa trên điểm mạnh của mỗi bên để giám sát các đàn voi nhằm đưa ra các giải pháp quản lý phù hợp đã thể hiện rõ cam kết của tất cả các bên trong nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững quần thể voi hoang dã tại Việt Nam.

Theo số liệu thống kê, trong khoảng 40 năm, các quần thể voi nhỏ, bị phân mảnh tại Việt Nam đã bị suy giảm nghiêm trọng tới 95% và đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng nếu không có những kế hoạch bảo tồn phù hợp đúng đắn. Riêng tại Đắk Lắk, trong giai đoạn 2009-2016 đã có ít nhất 23 cá thể voi rừng bị chết, khoảng 9 cá thể voi rừng đã chết trước năm 2014.

Giới chuyên gia cho rằng, hệ thống trường dữ liệu sẽ là công cụ hữu ích cho việc xác định xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin cho từng cá thể voi. Việc định danh đến từng cá thể giúp chúng ta hiểu biết về cấu trúc xã hội của đàn, thể trạng và đặc điểm hình thái của từng cá thể, ý tưởng về việc di chuyển của chúng và cách voi sử dụng sinh cảnh sống như thế nào, phản ứng của chúng với con người ra sao… Những thông tin này rất quan trọng đối với quá trình ngăn chặn và giảm thiểu xung đột nhằm hướng tới mục tiêu chung sống hài hòa giữa người và voi.

Hoạt động giám sát voi và quần thể voi nằm trong khuôn khổ dự án được Tổ chức HSI tài trợ và là một trong các sáng kiến ưu tiên mà Tổ chức HSI thực hiện tại Việt Nam nhằm quản lý việc xung đột voi người theo hướng nhân đạo để thúc đẩy việc chung sống hài hoà giữa động vật hoang dã và con người.

 

Kim Oanh

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline