Hotline: 0941068156

Thứ tư, 16/04/2025 04:04

Tin nóng

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Tây Ban Nha: Hướng đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quảng Nam: Găng néo gần 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản Việt Nam

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Việt Nam – Brazil: Thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong các lĩnh vực thế mạnh

Tổng thống Brazil thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Việt Nam và Singapore: Nhiều thuận lợi mở rộng hợp tác an ninh lương thực

Hà Nội triển khai quyết liệt các giải pháp chặn gia tăng ô nhiễm

Việt Nam – Singapore: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực then chốt

Thứ tư, 16/04/2025

Nâng cao hiệu quả công tác xử lý chất thải trong sản xuất cà phê

Chủ nhật, 13/04/2025 14:04

TMO - Là ngành hàng có tiềm năng rất lớn, tuy nhiên sản xuất cà phê tại Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức trong quá trình phát triển bền vững, đặc biệt là trong quản lý chất thải và sử dụng vật tư nông nghiệp.

Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, quản lý chất thải trong ngành cà phê ở Việt Nam còn nhiều hạn chế do nhận thức của người dân, công nghệ xử lý chưa đồng bộ và thiếu các chính sách hỗ trợ. Chất thải từ sản xuất cà phê (vỏ quả, bã cà phê, nước thải chế biến, bao bì phân bón, thuốc bảo vệ thực vật...) chưa được thu gom và xử lý đúng quy định đang gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường và suy thoái đất do sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) không hợp lý làm mất cân bằng hệ vi sinh vật và phát thải khí nhà kính từ quá trình chế biến và vận chuyển.

Do đó, việc đảm bảo sử dụng vật tư nông nghiệp có trách nhiệm, thu gom và xử lý chất thải đúng cách là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự thay đổi đồng bộ từ chính sách đến hành vi của người sản xuất.

Với diện tích khoảng 176 nghìn ha, sản lượng đạt gần 600 nghìn tấn/năm, những năm qua, để nâng cao giá trị cho ngành hàng cà phê, tỉnh Lâm Đồng đã tập trung phát triển sản xuất cà phê bền vững theo các tiêu chuẩn chứng nhận đạt trên 86 nghìn ha như: Chứng nhận hữu cơ, VietGAP, 4C…

Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh, hàng năm, nông dân canh tác cà phê của tỉnh đã sử dụng trên 350 nghìn tấn phân bón, trong đó phân bón hữu cơ khoảng 140 nghìn tấn, phân bón vô cơ trên 200 nghìn tấn. Ngoài việc sử dụng phân bón thì việc sử dụng thuốc BVTV hóa học phổ biến nếu không được thu gom, xử lý đúng quy trình sẽ ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái. 

Trước thực trạng trên, những năm qua tỉnh Lâm Đồng luôn quan tâm chỉ đạo sản xuất nông nghiệp an toàn, bền vững. Đặc biệt chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường thông qua các Nghị quyết, chương trình, kế hoạch của Tỉnh ủy, UBND tỉnh. Qua đó, sản phẩm nông sản nói chung và mặt hàng cà phê nói riêng luôn đảm bảo chất lượng và đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.

Nông dân tận dụng phụ phẩm từ cà phê để làm phân bón. Ảnh: TT. 

Tại tỉnh Đắk Nông, cà phê là cây trồng có tỷ trọng lớn trong cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh, chiếm khoảng trên 35%. Tỉnh có diện tích đứng thứ 3 cả nước và khu vực Tây Nguyên sau tỉnh Đắk Lắk và Lâm Đồng với gần 140.000ha, sản lượng đạt khoảng 356.000 tấn/năm. Trung bình mỗi năm, sản xuất cà phê ở Đắk Nông sử dụng khoảng 206.000 tấn phân bón, 270 tấn thuốc BVTV. Nguồn vật tư này đã thải ra môi trường hàng chục tấn bao bì, vỏ chai lọ đã qua sử dụng tiềm ẩn nguy cơ cao gây ô nhiễm không khí, nước, đất.

Trung tâm Khuyến nông và Giống nông lâm nghiệp Đắk Nông, cho biết, những năm qua, đơn vị xác định để chất lượng, giá trị cà phê ngày một tăng cao cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong sản xuất cà phê có trách nhiệm với môi trường. Hằng năm, đơn vị đã tổ chức nhiều diễn đàn, hội nghị có sự tham gia của các bên, nông dân, doanh nghiệp, nhà sản xuất vật tư nông nghiệp góp phần nâng cao nhận thức của người sản xuất.

Chính vì thế, người sản xuất cà phê tỉnh đã có những thay đổi tích cực trong nhận thức và hành động cụ thể trong giảm thiểu, quản lý chất thải. Bà con sử dụng phân bón hợp lý, cân đối, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục, sử dụng nhiều hơn phân bón hữu cơ, thu gom rác thải vật tư nông nghiệp.

Tỉnh hiện có gần 23.000ha cà phê, sản lượng ước khoảng 76.000 tấn/năm canh tác theo các tiêu chuẩn chứng nhận. Trong đó, diện tích cà phê đạt chứng nhận VietGAP 220 ha, đạt chứng nhận hữu cơ 9ha, đạt chứng nhận các tiêu chuẩn khác như 4C, UTZ trên 22.500ha. 

Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho biết, trong những năm qua, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã chỉ đạo các địa phương xây dựng vùng nguyên liệu, tập trung vào các giải pháp để hỗ trợ bà con nông dân, hợp tác xã kết nối các doanh nghiệp, chú trọng vào giải pháp an toàn và bền vững, đặc biệt đối với các chuỗi ngành hàng có giá trị xuất khẩu. Năm 2024, xuất khẩu cà phê của Việt Nam ước đạt 1,32 triệu tấn, với kim ngạch 5,48 tỷ USD, giảm 18,8% về khối lượng nhưng tăng 29,11% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023. Giá cà phê xuất khẩu bình quân năm 2024 ước đạt 4.151 USD/tấn, tăng 56,9% so với cùng kỳ năm 2023.../.

 

 

Ngọc Hà 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline