Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 26/04/2024 05:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 26/04/2024

Năm quần thể chè Shan tuyết cổ thụ vùng núi phía Bắc đã được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ ba, 04/10/2022 11:10

TMO – Đến thời điểm hiện tại (đầu tháng 10/2022) đã có 5 quần thể với hàng nghìn cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam. Đây đều là những cây đã tồn tại hàng trăm năm.

Vùng núi phía Bắc được biết đến là nơi có khí hậu trong lành, nền nhiệt trung bình thấp hơn so với khu vực Đồng bằng sông Hồng bởi phần lớn diện tích là rừng. Về phát triển kinh tế, các tỉnh vùng núi phía Bắc chủ yếu tập trung sản xuất nông, lâm nghiệp với các loại cây mang tính bản địa, đặc biệt là cây chè. Chè vùng cao có nhiều loại, tuy nhiên, ấn tượng và được nhiều người biết đến là loại chè Shan tuyết, đây cũng được cho là đặc sản vùng cao phía Bắc bởi những cây chè Shan tuyết đều nằm ở những vùng hẻo lánh, nhiều sương mù.

Trong giai đoạn 2015-2022, năm vùng chè Shan tuyết vùng núi phía Bắc đã được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là “Cây Di sản Việt Nam”. Đây là những quyền thể chè Shan tuyết cổ thụ tồn tại hàng trăm năm.

Quần thể chè Shan tuyết Suối Giàng

Ngày 16/2/2016, quần thể 400 cây chè Shan tuyết cổ thụ tại xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái được công nhận là Cây di sản Việt Nam. Đây là những cây chè mọc tự nhiên ở độ cao từ 1.300 -1.800 m so với mặt nước biển trên dãy Hoàng Liên Sơn, quanh năm được bao bọc bởi mây mù. Đây được xem là vùng chè cổ thụ lớn, với tuổi đời từ 100 đến 300 năm. Đặc biệt hơn, những cây chè cổ thụ này còn được các nhà khoa học xác định đây là thủy tổ của cây chè trên thế giới. Đây là tài sản vô giá của bà con người Mông ở Suối Giàng, được xem như biểu tượng của vùng đất giàu truyền thống lịch sử. Bên cạnh những giá trị lịch sử, văn hóa, hàng chục năm qua cây chè Suối Giàng còn được người dân ở đây khai thác, mang lại những giá trị kinh tế cho người dân ở đây.

Quần thể chè Shan tuyết Hoàng Su Phì

Ngày 30/8/2019, Quần thể 85 cây chè Shan tuyết Hoàng Su Phì được công nhận Cây Di sản Việt Nam. Đây là quần thể với trên 10.000 cây chè Shan tuyết cổ thụ hàng trăm năm nằm trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang). Những cây chè này có đường kính thân cây từ 30 cm trở lên tại địa bàn các xã Nậm Ty, Thông Nguyên, Hồ Thầu, Tả Sử Choóng và Túng Sán.

Quần thể chè Shan tuyết Tủa Chùa

Quần thể 100 cây chè Shan tuyết cổ thụ trên địa bàn 2 thôn Sín Chải và Hấu Chua thuộc xã Sín Chải, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên được công nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 25/3/2022. Đây là 100 cây chè Shan tuyết cổ thụ trong quần thể gần 4.000 cây. Quần thể chè nằm ở độ cao khoảng 1.400m so với mực nước biển. Nơi đây hiện đang sở hữu rừng chè Shan tuyết cổ thụ, trong đó nhiều cây có tuổi đời vài trăm năm. Đây là giống chè mọc tự nhiên, được chăm sóc hoàn toàn hữu cơ. Trước kia, người dân địa phương chủ yếu thu hái về để sử dụng trong gia đình.

Quần thể chè Shan tuyết Tô Múa

Quần thể gồm 100 cây chè Shan tuyết cổ thụ trên địa bàn bản Pà Ngùa và Cho Đáy, xã Tô Múa (Vân Hồ, Sơn La) được công nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 11/6/2022. 100 cây chè Shan tuyết này nằm trong quần thể trên 2.000 cây chè cổ thụ tuổi đời trên 200 tuổi. Chè cổ thụ Tô Múa là giống chè Shan tuyết, cao từ 2 - 3 m, có búp to màu trắng xám, nước chè có mùi thơm dịu, sánh màu mật ong. Theo đánh giá của các chuyên gia, vùng chè cổ thụ ở Tô Múa là một quần thể đẹp, ngoài thu hoạch búp chè, nếu được quan tâm đầu tư đúng mức, đúng cách sẽ là điểm du lịch sinh thái để mọi người có thể đến chiêm ngưỡng những cây chè cổ thụ này.

Quần thể chè Shan tuyết Hà Giang

Quần thể gồm 1.324 cây chè Shan tuyết cổ thụ tại 5 huyện Bắc Quang, Hoàng Shu Phì, Vị Xuyên và Xín Mần được công nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 29/9/2022. Đây là những cây chè Shan tuyết cổ thụ có độ tuổi hàng trăm năm là những “báu vật” đối với người trồng chè ở Hà Giang.

Nhiều ý kiến cho rằng, việc công nhận “Cây Di sản” có ý nghĩ rất lớn về mặt bảo tồn nguồn gen, là hành động thiết thực, hiệu quả trong công tác bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học, môi trường. Ngoài ra, việc công nhận “Cây Di sản” còn thiết thực góp phần giáo dục thế hệ trẻ, nâng cao nhận thức cộng đồng bảo vệ tài nguyên thiên nhiên cũng như lồng ghép phát triển du lịch sinh thái trong xây dựng nông thôn mới, tạo kế sinh nhai, nâng cao đời sống người dân bản địa.

 

 

Phạm Dung

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline