Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 23/11/2024 23:11

Tin nóng

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Thứ bảy, 23/11/2024

Năm 2021 được xác định là một trong 7 năm nóng kỷ lục

Thứ sáu, 21/01/2022 14:01

TMO - WMO (Tổ chức Khí tượng thế giới) mới đây khẳng định, 7 năm qua là quãng thời gian thế giới trải qua thời tiết nắng nóng nhất. Riêng với năm 2021, nhiệt độ vẫn ở mức cao bất chấp tác động hạ nhiệt của hiện tượng thời tiết La Nina.

Theo Petteri Taalas (người đứng đầu WMO), hai sự kiện La Nina liên tiếp (từ năm 2020 đến nay) đã khiến năm 2021 bớt nóng hơn so những năm gần đây nhưng vẫn ấm hơn những năm từng bị ảnh hưởng bởi La Nina. Điều này cho thấy sự ấm lên trong dài hạn của Trái đất là hệ quả của tình trạng khí thải gây hiệu ứng nhà kính gia tăng nhiều hơn so với sự thay đổi hằng năm của nhiệt độ trung bình toàn cầu bởi các tác nhân khí hậu tự nhiên.

Năm 2021 là một trong những năm nóng kỷ lục.

Kết luận này của WMO được đưa ra sau khi tổng hợp 6 bộ dữ liệu quốc tế hàng đầu, gồm bộ theo dõi khí hậu Copernicus của Liên minh châu Âu (C3S) và Cơ quan Đại dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ (NOAA). Theo đó, nhiệt độ toàn cầu trung bình trong năm 2021 cao hơn khoảng 1,11 độ C so với thời tiền công nghiệp (1850-1900).

Năm 2021 đã đánh dấu năm thứ 7 liên tiếp nhiệt độ trung bình Trái đất cao hơn 1 độ C so với thời tiền công nghiệp. WMO cảnh báo nhiệt độ trung bình toàn cầu năm 2021 đã tiến gần giới hạn 1,5 độ C mà Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu vốn tìm cách ngăn chặn. Theo Hiệp định Paris năm 2015, các nước nhất trí giới hạn tình trạng ấm lên toàn cầu ở mức dưới 2 độ C so với thời tiền công nghiệp và 1,5 độ C nếu có thể.

Dù 2021 có thể là năm có nhiệt độ thấp hơn cả trong 7 năm nóng nhất, năm qua vẫn xảy ra hàng loạt sự kiện nắng nóng kỷ lục và thời tiết cực đoan liên quan đến vấn đề Trái đất ấm lên, như Canada ghi nhận mức nhiệt cao kỷ lục gần 50 độ C, chấu Á và Âu xảy ra các đợt lũ lụt nghiêm trọng, còn châu Phi và Nam Mỹ là các đợt hạn hán.

 

 

Vân Nhi

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline