Hotline: 0941068156

Thứ ba, 21/01/2025 14:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ ba, 21/01/2025

Mùa hái "lộc rừng" Tây Bắc

Thứ ba, 01/03/2022 20:03

TMO - Người vùng cao Tây Bắc đi tìm, hái măng rừng ngay từ đầu tháng đầu năm để có được những búp măng non ngay khi còn trong lòng đất vừa giòn vừa ngọt và măng được người dân bản địa coi là “lộc rừng”.

Đồng bào dân tộc ở vùng cao Tây Bắc làm bạn với cây măng rừng từ bao đời nay. Mùa nào, núi rừng cũng ban phát cho con người những vựa măng. Bắt đầu sau Tết, tiết trời mùa đông giá lạnh, măng vầu, măng giang trên núi thi nhau nở rộ. Đó là lộc rừng ban cho con người ăn đời ở kiếp với núi rừng, dựa vào núi rừng để sinh sống. Nhờ thế, mùa nào, người vùng cao cũng đeo gùi lên núi hái măng, mong có thêm chút tiền để trang trải cho cuộc sống gia đình.

Đối với đồng bào Tày ở vùng cao Tây Bắc, mỗi khi mùa măng về, người vùng cao Tây Bắc như Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu…lại rủ nhau lên núi hái măng. Vì nếu để quá ngày thì măng mọc vượt mặt đất sẽ già, không ăn được nữa. Những ngày mùa măng rừng nở, gác lại công việc nương rẫy, đồng áng, người dân trong các bản Tày, bản Dao, bản Mông cùng nhau đi “ăn măng” có khi tới hàng tháng trời.

Để đến được nơi hái măng, người dân phải mất tới nửa ngày trời vì măng thường mọc trên núi cao, đi bộ lên dốc núi đã thấm mệt. Vì vây, mỗi ngày đi hái măng, phải ở lại rừng sâu cả ngày trời, đến khi mặt trời xuống núi mới trở về, khi ấy, măng được mang xuống chợ chiều là vừa.   

Theo người dân bản địa, nghề tìm măng rừng tưởng dễ nhưng khó khăn lắm. Rừng rậm, núi cao, đi mãi mới tìm được măng. Nguyên thời gian đi lại đã nhiều rồi nên cả ngày phải ở trong rừng. Đường đi rừng đã khó thì công việc tìm và hái măng còn khó nhọc hơn nhiều. Nếu không phải là người bản địa thì khó lòng biết cách tìm và đào măng, phải quen thông thổ và có bí quyết hái măng thì mới kiếm được những ngọn măng non.

Muốn hái được măng, người dân phải vào tận những bụi nứa um tùm để bẻ những đọn măng non đang mọc ra tua tủa dưới gốc hay tìm những chỗ đất nứt trong bụi rậm, nơi đó có những búp măng đang nhô lên. Công việc này khá vất vả vì vừa phải tinh mắt, vừa phải chắc chân khỏe tay, vừa phải mang theo dụng cụ như cuốc, thuổng hay dao.

Nếu đứng dưới chân rừng nhìn lên đồi măng bạt ngàn, có người sẽ nghĩ rằng, măng mọc sẵn trên đất, cứ việc lấy cuốc đào lên. Nhưng công việc hái măng của người vùng cao không hề đơn giản như vậy, bởi phải đối diện với gai góc, muỗi vắt, trơn trượt, thậm chí cả những nguy hiểm đến từ từ rắn, rết, ong rừng”.

Công việc hái măng đã rất mệt nhọc nhưng khi măng hái sau việc bóc măng tại chỗ cũng vất vả không kém. Để những ngọn măng tại chỗ đất quang, dùng tay bóc bỏ vỏ rồi đúc những ngọn măng trắng ngần vào gùi, vào tải. Khi bóc măng, lông măng đâm bám vào tay khiến bàn tay chai sần, nhựa măng làm cho tay chân tím bầm, đau rát. 

Khi mặt trời xuống núi, những người đi lấy măng trở về trung tâm xã, mang theo thành quả của mình sau một ngày lao động vất vả. Tại đây, họ giao măng cho những người vợ đang chờ sẵn để bán cho kịp chợ chiều hoặc bán giao cho thương lái. Vào mùa măng, các thương lái quanh vùng tụ tập dưới chân núi để thu mua măng rừng với số lượng lớn. Nhờ thế, người hái măng đỡ đi sự vất vả khi phải bán lẻ. Cũng có khi măng hái được phải mang ra bán tại chợ phiên vào sáng hôm sau. Muốn cho măng giữ được độ ngon tươi, người hái măng phải mang về, luộc qua một lượt rồi dùng dây xâu thành từng xâu nhỏ để bán cho tiện.

Nghề hái măng rừng bốn mùa vất vả là thế nhưng người vùng cao Tây Bắc không bỏ nghề, mùa nào thức ấy, họ vẫn miệt mài, cần mẫn leo núi hái măng. Vì với họ, lộc rừng chỉ có mùa, sống gần rừng thì phải dựa vào núi rừng để mưu sinh. Muốn mùa sau măng mọc nhiều thì khi đào măng, họ vẫn phải để dong lại ít nhiều cây non để măng mọc thành rừng. Măng hái về, bán tại chân núi hay chợ phiên, giá tuy không cao nhưng ít nhiều họ cũng mua sắm, trang trải nhiều thứ từ nghề hái “lộc rừng”. 

 

Bùi Hoàng – Lan Hương

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline