Hotline: 0941068156

Thứ tư, 24/04/2024 16:04

Tin nóng

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Thứ tư, 24/04/2024

[Mỏ sắt Thạch Khê] Dừng hay tiếp tục triển khai?

Thứ hai, 03/10/2022 08:10

TMO – Theo đề xuất của Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), Dự án khai thác và tuyển quặng mỏ sắt Thạch Khê sẽ tái khởi động trở lại với cam kết mang lại hiệu quả về kinh tế và đảm bảo tốt về môi trường.

Trong chuyến thị sát và làm việc tại Hà Tĩnh (ngày 11/6/2022) về dự án mỏ sắt Thạch Khê, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chỉ đạo “Việc quyết định dừng hay tiếp tục triển khai dự án phải có đánh giá khoa học, khách quan; có đánh giá tác động tổng thể từ kinh tế đến tính chất xã hội, đời sống người dân, môi trường và các vấn đề liên quan, việc đánh giá cũng phải mang tính dự báo dài hạn”.

Ngoài ra, theo TKV, tháng 2/2022, Bộ Chính trị đã có Nghị quyết số 10 về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Theo đó, Bộ Chính trị cho phép đánh giá hiệu quả đầu tư, hiệu quả kinh tế-xã hội bền vững để xem xét đầu tư các dự án khai thác, chế biến sắt Thạch Khê hoàn thành trước năm 2030.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với lãnh đạo các bộ, ngành và tỉnh Hà Tĩnh về dự án mỏ sắt Thạch Khê hồi tháng 6/2022. Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu việc quyết định dừng hay tiếp tục triển khai dự án phải có đánh giá khoa học, khách quan; có đánh giá tác động tổng thể từ kinh tế đến tính chất xã hội, đời sống người dân, môi trường và các vấn đề liên quan. Ảnh: BHT

Liên quan đến việc dừng hay tiếp tục triển khai dự án mỏ sắt Thạch Khê, trong hội thảo mới đây, một số chuyên gia nhìn nhận căn cứ vào các báo cáo khoa học và những nghiên cứu trước đó, vấn đề môi trường của Dự án là không đáng lo ngại.  Tuy nhiên, chuyên gia cho rằng nếu tính thêm chi phí giai đoạn (2008-2015) thì chắc chắn giá trị hiện tại ròng sẽ giảm do chiết khấu cao, thời gian tính khá dài từ năm 2008-2024 và mức chi phí khá lớn (tính đến năm 2011 đã gần 2.000 tỷ đồng). Nếu tính đúng, tính đủ các chi phí môi trường cho các phương án xử lý tác dộng, xử lý khả năng xảy ra sự cố nữa thì giá trị hiện tại ròng sẽ tiếp tục giảm. Vì vậy, cần có những con số tính toán thật sát với thực tế, đặt cùng lúc lên bàn để các cấp có thẩm quyền có thêm căn cứ, cơ sở đưa ra quyết định cuối cùng.

Theo chuyên gia Nguyễn Hồng Phương (Viện Vật lý địa cầu), mỏ sắt Thạch Khê nằm trong vùng bị ảnh hưởng của 3 nguồn phát sinh động đất chính bao gồm đứt gãy sông Cả, đứt gãy Khe Bố-Hà Tĩnh và đứt gãy Rào Nậy. Việc khai thác mỏ sắt Thạch Khê có thể gây ra động đất kích thích, còn hiểm họa sóng thần từ khu vực Biển Đông là hiện hữu đối với vùng bờ biển Thạch Hà và cần được tính đến cho mỏ sắt Thạch Khê. Tuy nhiên, vị chuyên gia này cũng khẳng định nguy cơ sóng thần ở khu vực này ở mức thấp và động đất kích thích chỉ xảy ra trên bề mặt ở độ sâu không quá 8 km, Do vậy, nếu TKV nếu tiếp tục triển khai các dự án thì cần lên kịch bản để ứng phó.

(Ảnh minh hoạ)

Theo tinh thần Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị: "Đánh giá hiệu quả đầu tư, hiệu quả kinh tế - xã hội bền vững cần xem xét đầu tư các dự án khai thác, chế biến sắt Thạch Khê Hà Tĩnh... đến năm 2030" thì đây là chủ trương rất đúng. Vì đã hơn 5 năm qua, chưa có lời giải một cách khoa học cho việc dừng hay triển khai dự án. Nếu tiếp tục dừng dự án đến năm 2030 sẽ ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân và phương hướng phát triển kinh tế của doanh nghiệp cũng như của địa phương (Hà Tĩnh).

Theo TKV, việc dừng triển khai dự án là không có cơ sở pháp lý; không có cơ sở về kỹ thuật - kinh tế - môi trường. Cụ thể hơn, dự án đã thực hiện đầy đủ các chỉ đạo của cấp thẩm quyền, đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định trong hoạt động khai thác chế biến khoáng sản. Dự án điều chỉnh, thiết kế kỹ thuật đã được Hội đồng thẩm định Nhà nước do Bộ Công Thương chủ trì cùng các bộ, ngành, địa phương, các nhà khoa học đúng chuyên ngành thẩm định. Đặc biệt, theo chỉ đạo của Chính phủ, thiết kế kỹ thuật đã được các chuyên gia nước ngoài (Đức) về tư vấn, kinh doanh và quản lý.

Cũng theo TKV, Dự án đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép khai thác; phê duyệt đánh giá tác động môi trường; xả thải. Ngoài ra, UBND tỉnh Hà Tĩnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư và phê duyệt lộ trình đền bù, giải phóng mặt bằng; các thủ tục về đấu nối giao thông đã được UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt, Tổng cục Đường bộ Việt Nam chấp thuận. Về các cơ sở về kỹ thuật - môi trường - kinh tế của dự án, trong quá trình đơn vị tư vấn lập dự án, các cơ quan chức năng và địa phương thẩm định dự án đã chỉ rõ dự án đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật, công nghệ, đảm bảo môi trường, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

TKV cho rằng, nếu dừng dự án sẽ gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng. Đó là sẽ phá vỡ quy hoạch thăm dò khai thác, chế biến và sử dụng quặng sắt, gây thiệt hại cho các đơn vị đã triển khai các dự án luyện kim trên cả nước; phá vỡ quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh được Chính phủ phê duyệt; làm ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư; mất nguồn thu ngân sách cho Nhà nước, địa phương. Ngoài ra, khi dừng dự án, Nhà nước còn phải bổ sung nguồn vốn để xử lý những tồn tại về tài chính, an sinh xã hội, công trình đầu tư xây dựng dở dang...Việc xử lý vốn đã đầu tư cho dự án với số tiền 1.984 tỷ đồng (vốn Nhà nước 1.529,6 tỷ đồng, vốn góp của TKV là 1.076,33 tỷ đồng) rất khó khăn. 

Điều này có nguy cơ làm mất vốn Nhà nước; gây lãng phí nguồn vốn Nhà nước đã đầu tư xây dựng 2 tuyến đường ngoài hàng rào phục vụ dự án cũng như khó khăn trong việc xử lý khoản nợ các nhà thầu trong nước và nước ngoài. TKV đề xuất được tiếp tục triển khai dự án do dự án đã có đầy đủ cơ sở pháp lý. Hơn nữa, khi triển khai dự án sẽ đem lại lợi ích lớn cho đất nước, doanh nghiệp, địa phương, người dân. 

Nếu Dự án tiếp tục được triển khai sẽ đảm bảo cung cấp nguyên liệu ổn định cho các cơ sở luyện kim trong nước (hiện, nhu cầu quặng sắt trong nước trên 17 triệu tấn, nhưng chỉ đáp ứng được khoảng 10%), qua đó, giảm nhập khẩu quặng sắt, đảm bảo nguyên liệu ổn định cho các nhà máy sản xuất thép; giảm lượng ngoại tệ chuyển ra nước ngoài.

Dự án khai thác và tuyển quặng sắt Thạch Khê do Công ty cổ phần Sắt Thạch Khê (TKV) làm chủ đầu tư, nằm trên địa phận 6 xã (nay là 5 xã Thạch Hải, Thạch Khê, Đỉnh Bàn, Thạch Trị và Thạch Lạc) thuộc huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Dự án có tổng mức đầu tư sau điều chỉnh là 14.517,2 tỷ đồng (giai đoạn 1: 6.777,4 tỷ đồng; giai đoạn 2: 7.739,8 tỷ đồng). Theo đánh giá, trữ lượng, tài nguyên mỏ sắt khoảng 544 triệu tấn, trong đó 369 triệu tấn được huy động vào thiết kế khai thác. Thời gian tồn tại của mỏ là 52 năm. Tổng diện tích sử dụng đất để thực hiện dự án là 4.821 ha, gồm 3.898 ha trong đất liền và 923 ha lấn biển. Diện tích đất nhà đầu tư đã ký hợp đồng thuê đất là 552 ha. Trong đó có khoảng 7.000 hộ dân (27.000 nhân khẩu) bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dự án.

Trong quá trình triển khai, dự án đã nhiều lần tạm dừng cho đến nay gây thất thoát, lãng phí tài nguyên, ảnh hưởng đến đời sống của nhiều hộ dân và phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

 

 

 

Lê Hùng

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline