Hotline: 0941068156
Thứ hai, 20/01/2025 12:01
Chủ nhật, 19/02/2023 12:02
TMO – Nhiều cây xanh đô thị có đường kính gốc khoảng 40 cm trở lên, cao trên 10 m ở thành phố Pleiku (Gia Lai) bị “bức tử” khi triển khai kế hoạch chỉnh trang đô thị.
Những ngày qua, người dân TP Pleiku ngỡ ngàng và thấy khó hiểu khi đội công nhân trong quá trình thực hiện chỉnh trang đô thị (thi công vỉa hè), nhiều cây xanh bị đào bới tung gốc và cắt cụt rễ ngang (tức rễ ăn ngang), ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống của cây. Về việc này, dư luận đặt câu hỏi, vai trò của cơ quan quản lý nhà nước ở đâu? Được biết trước đó, để phục vụ thi công một số tuyến đường tại thành phố này, hàng trăm cây xanh đô thị đã được di chuyển trồng chỗ khác. Tuy nhiên, sau thời gian ngắn phần lớn cây đã bị chết.
Một số chuyên gia cho rằng, cây xanh khi đã lớn, nếu phải đánh chuyển trồng vị trí khác, khả năng sống sẽ rất thấp và nếu có sống cũng không thể thực hiện “chức năng, nhiệm vụ” của cây, trong khi đó việc đánh chuyển cây rất tốn kém, gây lãng phí. Cũng theo các chuyên gia, cây xanh luôn gắn liền với công tác quy hoạch đô thị và phải tính toán thật kỹ trước khi trồng để tránh tình trạng sau nhiều năm, cây đã lớn lại phải đánh chuyển đi nơi khác. Việc cây xanh ở nhiều đô thị liên tục bị đánh chuyển cũng đồng nghĩa việc chưa có tầm nhìn trong quy hoạch, phát triển đô thị.
Toàn bộ rễ đâm ngang của cây bị cắt cụt.
Rễ cây sau khi cắt vứt ngổn ngang.
Nhiều cây bị đào bới tung gốc.
Đào, xây bồn gốc cây
Thân cây bị trầy xước.
Hoài An (Ảnh: Xuân Hoan, Hoàng Thanh)
Bình luận