Hotline: 0941068156

Thứ năm, 17/04/2025 23:04

Tin nóng

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Tây Ban Nha: Hướng đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quảng Nam: Găng néo gần 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản Việt Nam

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Thứ năm, 17/04/2025

Lúa ma từ đâu ra?

Thứ ba, 28/06/2022 20:06

TMO - Lúa ma hay còn gọi là lúa cỏ, lúa hoang xuất hiện ở một số địa phương phía Bắc trong vài trở lại đây và đang có xu hướng gia tăng. Loại lúa này gây thiệt hại về kinh tế và đang khiến không ít nông dân phải lo lắng, bất an.

Tại Hà Nam, Lúa ma xuất hiện ở huyện Thanh Liêm từ nhiều năm nay và đang bùng phát mạnh. Theo tìm hiểu, diện tích bị ảnh hưởng trên địa bàn huyện này vào khoảng 100 ha, trong đó 12,7 ha gần như mất trắng.

Ngoài đặc điểm dễ rụng, hạt có tua như nông dân chia sẻ, loại này có khả năng tồn tại rất tốt. Trong điều kiện chôn sâu dưới đất ngập nước, chỉ sau một tháng lúa ma đạt tỷ lệ nảy mầm trên 90%. Lúa này sinh trưởng mạnh, lấn át lúa trồng. Sau khi trổ bông, lúa ma đổ xuống và kéo theo cả lúa thường. Theo Phòng Nông nghiệp huyện Thanh Liêm, nếu mật độ 100 hạt lúa ma trên một m2 thì sẽ làm giảm năng suất lúa trồng khoảng 30%, còn 1.000 hạt/m2 thì làm giảm đến 90%. Việc diệt trừ rất khó khăn do chưa có loại thuốc diệt cỏ đặc trị mà không ảnh hưởng tới lúa trồng.

Lúa ma (còn gọi là lúa cỏ). Ảnh: NB

Tại Ninh Bình, theo thống kê của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Ninh Bình, năm 2018, lúa ma xuất hiện và gây hại lớn ở xã Khánh Nhạc, huyện Yên Khánh, đến nay đã lây lan ở hầu hết các huyện, thành phố trong tỉnh và có xu hướng gia tăng rất nhanh. Năm 2021, tổng diện tích nhiễm lúa cỏ trên toàn tỉnh là 1.027 ha, cao gấp 4 lần so với năm 2020. Diện tích nhiễm nặng là 128 ha, cao gấp 44 lần so với năm 2020. Diện tích bị giảm 70% năng suất là 21 ha, cao gấp 12,4 lần so với năm 2020. Như vậy, nguy cơ thiệt hại từ lúa cỏ là rất lớn và đã hiện hữu ở nhiều địa phương. Thực tế này đang khiến nhiều nông dân lo lắng, bất an trên chính mảnh ruộng của mình.

Người dân cho rằng lúa ma xuất hiện từ giống mua ở đại lý, tuy nhiên cơ quan chức năng phủ nhận việc này. Theo đó, khi nắm bắt sự việc và theo phản ánh từ người dân, ngành nông nghiệp huyện Thanh Liêm đã lập đoàn thanh tra, thường xuyên kiểm tra cửa hàng giống và hợp tác xã. Đại diện Phòng Nông nghiệp cho rằng, "Công ty giống sàng lọc rất kỹ bằng máy đắt tiền, không có chuyện lúa ma ở trong bao giống bán cho nông dân", nhiều khả năng lúa này theo máy gặt từ miền Trung và Nam ra Bắc.

Nhà chuyên môn nói gì?

Giới chuyên gia cho rằng, lúa ma (lúa cỏ) có thời gian sinh trưởng ngắn, trỗ sớm, hạt dễ rụng, sức nảy mầm cao. Khi xuất hiện, lúa cỏ sinh trưởng khỏe lấn át lúa thường và không chịu ảnh hưởng của các loại thuốc trừ cỏ. Hạt lúa có râu dài, hoặc không có râu, hạt có dạng thon dài hoặc bầu dục màu vàng và vàng sẫm, có dạng hạt mỏ tím, tỷ lệ lép cao, đặc biệt là rất dễ rụng hạt. 

Lúa ma đang xuất hiện tại nhiều địa phương khu vực miền Bắc.

Sau khi hạt rụng xuống gặp điều kiện thuận lợi thì nảy mầm luôn, nếu gặp điều kiện bất thuận hạt ngủ nghỉ nhưng vẫn có sức sống cũng như duy trì sức nảy mầm trong vài năm, do vậy lúa cỏ tồn tại, tích tụ và tăng dần qua các vụ. 

Thời điểm này chưa có loại thuốc nào đặc trị cây lúa cỏ nên biện pháp tốt nhất vẫn là tỉa bỏ bằng tay và cắt bông khi mới trổ hạt. Nếu người dân không loại bỏ từ sớm, lúa cỏ sinh trưởng và phát triển tốt sẽ mất công sức và thiệt hại lớn hơn. Khi tiêu hủy lúa cỏ cần triệt để, không vứt lên bờ hoặc kênh mương, tạo điều kiện cho lúa tiếp tục sinh trưởng và phát tán.  Bên cạnh đó, vào những vụ sau, người dân cần thực hiện đồng bộ các biện pháp như: sử dụng giống lúa đủ tiêu chuẩn chất lượng; hạn chế việc tự để giống qua các vụ; tuyệt đối không sử dụng lúa tự để ở những vùng đã bị lúa cỏ xâm nhiễm để gieo cấy ở vụ sau. Sau mỗi vụ thu hoạch cần khoanh vùng bị nhiễm, vệ sinh đồng ruộng và kênh mương. 

Nông dân hoang mang, lo lắng bởi lúa ma khó diệt, gậy nhiều thiệt hại. Ảnh. LP

Tiến hành đưa nước tạo ẩm trên ruộng để nhử hạt lúa cỏ và các loại cỏ dại nảy mầm, sau đó tiến hành cày lật và ngâm dầm, làm đất kỹ…Lúa cỏ là một loại dịch hại nguy hiểm, đang đe dọa đến sản xuất nông nghiệp của người dân, vì vậy cần có sự đồng bộ từ cơ quan quản lý, chính quyền địa phương và quan trọng nhất là sự chủ động của người dân, nâng cao ý thức, trách nhiệm, làm thường xuyên và liên tục mới có thể dần dần loại bỏ được dịch hại này.

Được biết, ngoài Hà Nam và Ninh Bình, lúa ma đã xuất hiện (nhiễm) ở huyện Kiến Xương, Thái Bình với diện tích nhiễm khoảng 30 ha, huyện Nam Trực và Nghĩa Hưng (Nam Định) trên 300 ha, trong đó diện tích nhiễm nặng vào khoảng 30ha.

 

Lê Hùng

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline