Hotline: 0941068156

Thứ hai, 06/05/2024 04:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 06/05/2024

Làng nghề hối hả vào vụ Tết

Thứ ba, 28/12/2021 16:12

TMO - Tết Nguyên đán 2022 đang cận kề, mặc dù tình hình dịch Covi-19 vẫn diễn biến phức tạp khiến đời sống dân sinh bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm được dự báo nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân tăng cao nhất trong năm. Để kịp thời đáp ứng nhu cầu của thị trường, nhiều làng nghề trên cả nước đã chủ động chuẩn bị các điều kiện để đẩy mạnh sản xuất phục vụ người dân.

Thái Nguyên, với truyền thống gần 60 năm, Làng nghề Bánh chưng Bờ Đậu (xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương) là một trong những làng nghề nổi tiếng nhất miền Bắc. Những ngày này, không khí nhộn nhịp đang bao trùm khắp làng nghề, các hộ dân đang tập trung nhân công, nguyên vật liệu để chuẩn bị đưa ra những mẻ bánh phục vụ người dân. Trung bình mỗi cơ sở sản xuất đưa ra thị trường từ 200 - 300 chiếc bánh/ngày.

Bà Nguyễn Thị Oanh (chủ một cơ sở nhỏ chuyên sản xuất bánh chưng) cho biết, gia đình bà đã chủ động chuẩn bị nguồn nguyên liệu từ rất sớm để kịp thời đáp ứng thị trường cả về số lượng, mẫu mã và chủng loại bánh. " Hiện giờ, gia đình tôi đã chuẩn bị được 4 tấn gạo và 1 tấn đỗ để làm bánh phục vụ dịp Tết", bà Oanh nói.

Một làng nghề khác trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Làng nghề miến (xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ), không khí tấp nập sản xuất cho vụ Tết năm nay đã bắt đầu từ tháng 10 âm lịch, với nhiều đơn hàng lên đến cả tấn. Việc tích trữ, thu mua bột dong nguyên liệu vì thế mà được chuẩn bị ngay từ vụ dong của năm trước. Mặc dù, tỷ lệ cơ giới hóa trong quy trình sản xuất đã chiếm tới 90%, tuy nhiên, để đáp ứng sức mua tăng đột biến trong dịp này, nhân công lao động thủ công cũng được huy động tăng gấp rưỡi so với ngày thường.

Tại Nghệ An, huyện Quỳnh Lưu hiện có hơn 500 cơ sở, hộ sản xuất nước mắm, năm 2021, sản lượng ước đạt 4,7 triệu lít. Riêng 2 tháng cuối năm, do nhu cầu sử dụng tăng cao nên sản lượng đạt khoảng trên 1 triệu lít phục vụ thị trường Tết.

Ngoài nước mắm, hiện nay trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu có 44 làng nghề và làng có nghề như: mộc mỹ nghệ, hải sản, mây tre đan, bún bánh, miến, vật liệu xây dựng, làng hoa, cây cảnh... cũng đang hối hả sản xuất để cho ra sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Ông Nguyễn Văn Quý – Phó Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Lưu cho biết: Từ nay đến dịp Tết Nguyên đán, huyện Quỳnh Lưu sẽ có các biện pháp hỗ trợ kích cầu sản xuất, phát triển các làng nghề như: Tập trung quảng bá sản phẩm các làng nghề ra thị trường; Chỉ đạo các xã, thị trấn ở các làng nghề phối hợp với các cơ quan, đoàn thể tích cực tuyên truyền tới tận chủ cơ sở giữ vững chữ “Tín” trên thị trường.

Tại Hà Nội, những hộ sản xuất đồ gỗ ở xã Dục Tú (huyện Đông Anh) cũng đang tất bật chuẩn bị đủ hàng giao cho khách. Anh Nguyễn Đức Thành, chủ cơ sở sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ Hiền Thành cho biết: Điêu khắc gỗ là nghề truyền thống của địa phương. Gia đình anh đã phát triển nghề được gần 10 năm. Hiện, cơ sở sản xuất có gần 10 lao động, chuyên sản xuất các sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ như: Tượng gỗ điêu khắc, đồng hồ, bình hoa sen, đũa thờ... bằng gỗ.

Tương tự tại làng So, xã Tân Hòa (huyện Quốc Oai), các hộ làm miến cũng huy động tối đa công suất. Anh Dương Đình Khôi - chủ cơ sở sản xuất miến dong Dương Kiên nói: "Trung bình mỗi ngày, cơ sở sản xuất 3 tấn miến. Quy trình sản xuất đều ứng dụng máy móc nên năng suất cao. Đặc biệt, năm 2019, sản phẩm miến dong Dương Kiên đã được chứng nhận sản phẩm trong Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của thành phố, tạo thuận lợi cho sản phẩm có chỗ đứng và sức tiêu thụ tốt hơn trên thị trường".

Xã Mê Linh và Đại Thịnh là 2 làng hoa có sản lượng lớn nhất của huyện Mê Linh, năm 2021, vùng trồng hoa của huyện Mê Linh tiếp tục ổn định về diện tích, trong đó, hoa hồng là một trong những sản phẩm thế mạnh của địa phương. 

Tại Đồng Tháp, các làng nghề chế biến đặc sản phục vụ Tết cũng đang chạy đua với thời gian để kịp đưa sản phẩm ra thị trường. Đến cơ sở nem Út Thẳng (xã Long Hậu, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp), có thể thấy không khí làm việc hối hả của hơn 40 công nhân, từ khâu chọn lá đến làm thịt nem, gói nem và buộc nem thành chùm.

Bà Nguyễn Thị Ngân, chủ cơ sở nem Út Thẳng, cho biết: "Từ tháng trước, cơ sở phải tăng công suất mới mong đủ nem cung cấp cho các đại lý. Hiện trung bình cơ sở sản xuất khoảng 4.000 - 5.000 chiếc nem/ngày.

Mặc dù giá thịt heo tăng mạnh nhưng cơ sở vẫn cố gắng duy trì việc sản xuất phục vụ nhu cầu thị trường. Dù áp lực công việc nhiều nhưng các cơ sở làm nem truyền thống như chúng tôi luôn đặt tiêu chí vệ sinh an toàn thực phẩm lên hàng đầu, vì hiểu thương hiệu nem Lai Vung được nhiều người ưa chuộng không chỉ cái tên mà từ chất lượng sản phẩm".

Làng nghề khô, mắm thuộc thị xã Hồng Ngự (Đồng Tháp) cũng tấp nập. Tại cơ sở khô cá lóc Út Á (phường An Lạc, thị xã Hồng Ngự), hàng chục nhân công đang khẩn trương gia công cá lóc nguyên liệu để chuẩn bị cho việc phối trộn, ướp khô. Cùng đó, hàng chục bạn hàng từ khắp nơi đến để đặt hàng phân phối cho các tỉnh, thành trong cả nước. Hiện giá cá lóc nguyên liệu khoảng 34.000 - 35.000 đồng/kg, mỗi ngày, trung bình các cơ sở xuất khoảng 1 tấn cá lóc nguyên liệu để làm khô. Hiện tại, các cơ sở đang tăng cường sản xuất các sản phẩm phục vụ thị trường Tết với giá bán năm nay không chênh lệch so với năm trước.

Tại Cà Mau, dọc tuyến đường ven phường Tân Thành, TP Cà Mau trong những ngày này, đâu đâu cũng gặp hình ảnh người dân tất bật nổ cốm, ngào cốm…Theo một số người dân, nghề làm cốm gạo ở đây có từ rất lâu đời. Trước đó, người dân chủ yếu làm cốm để phục vụ trong gia đình; làm quà biếu vào các dịp lễ Tết, đám cưới… Những năm gần đây, trước nhu cầu của thị trường, nhiều người có tâm huyết với nghề ở làng cốm Tân Thành đã mở rộng sản xuất với mong muốn giữ nghề để đưa món ăn dân dã, bình dị đến với nhiều người.

Bà Trần Thị Nâu (khóm 5, phường Tân Thành), người có thâm niên mấy chục năm trong nghề ở làng cốm Tân Thành, chia sẻ: "Hiện mỗi ngày tôi bán được trên dưới 30 kg cốm gạo ngào thành phẩm với giá 50.000 đồng/kg. Trong tháng 12 âm lịch, cốm sẽ bán rất nhanh, mỗi ngày tôi có thể bán khoảng 100 kg. Qua đó, tôi thu về khoảng 20 triệu đồng/tháng để lo cho gia đình có cái Tết tươm tất hơn".

 

 

Thu Quỳnh – Gia Kiệt

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline