Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 24/11/2024 06:11

Tin nóng

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Chủ nhật, 24/11/2024

Ký ức mùa hoa mộc miên

Thứ hai, 21/03/2022 21:03

Sinh ra ai cũng có quê hương. Xa quê người ta thường nhớ cây đa, bến nước, mái đình; nhớ tiếng chuông chiều ngân nga, man mác. Với tôi mỗi khi nhớ về nơi chôn nhau cắt rốn của mình, hình ảnh cây gạo đầu làng vừa thân thiết, vừa có những kỷ niệm in đậm trong ký ức.

Không biết ngày xưa ai là người trồng cây gạo. Cũng không ai biết đến giờ cây gạo bao nhiêu tuổi. Người làng thường nói với nhau: "ông cha ngày trước thật khôn khéo, tinh tường chọn cây gạo là loài cây gỗ lớn, sống lâu năm, hoa đẹp, cho bóng mát trồng ở đầu làng, một vị trí rất đắc địa".

Nhìn cây gạo cao vời vợi, có nhiều bạch vè, rễ lớn đứng vững trước giông bão, thân cây to chục người ôm, tán lá đều đặn xanh tỏa rộng cả một khu đất quanh gốc, dân làng thường gọi là "cây gạo nghìn tuổi".

Không chỉ người làng tôi, mà bất kỳ ai khi qua đây cũng phải đứng lại ngắm nhìn cây gạo to đẹp. Hình ảnh của cây trở thành "biểu tượng xanh" của làng, một vốn quý của cả vùng dân cư đông đúc, sầm uất.

Hàng năm, khi xuân chuyển sang hè là lúc cây gạo ra hoa. Trên cành lá rụng hết chỉ còn lại nụ và hoa dày đặc. Đài hoa to mọng xanh, cánh hoa to mềm mại đỏ rực rỡ từng chùm giống như những chiếc đèn lồng. Mùa hoa nở, tán cây là một "lẵng hoa" khổng lồ cao vời vợi đỏ rực một vùng, đứng xa hàng cây số vẫn nhìn thấy. Lúc này, các loài chim ríu rít bay về làm tổ. Tiếng chim hót như cùng "hòa tấu" muôn nhịp điệu âm thanh vui rộn cho cảm giác như đang đứng trong một vườn chim.

Hoa gạo sai bao nhiêu thì cũng kết quả nhiều bấy nhiêu. Quả gạo treo lúc lắc trên cành, khi chín tách vỏ xòe cánh buông bông trắng nõn. Những "ngôi sao bông", "dù bông" bay đậu trắng một khu đất rộng quanh cây gạo. Cũng có cả dải bông dài "chở gió" đi xa mấy cây số- một hình thức gieo giống tự nhiên. Đã có nhiều cây gạo quanh vùng phát triển, sinh trưởng trên "miền đất hứa" là hạt giống cây gạo làng tôi.

Cũng như con người "cây gạo nghìn tuổi" bền gốc xanh cây vững vàng trước phong ba bão táp, sự nghiệt ngã của thời gian. Cây cùng lớp lớp các thế hệ dân làng cùng chứng kiến bao sự thăng trầm, biến đổi của một làng nông nghiệp, hiếu học và đa ngành, chiến tranh, loạn lạc, vui buồn đến với làng. Có cây gạo cổ thụ chở che, sẻ chia, bao dung. Cây gạo là một phần hồn làng như có người từng nói, chắc chắn là không sai.

Ở thập kỷ năm mươi của thế kỷ trước, bỗng một ngày giặc kéo về làng, lấy gốc gạo làm đồn trú, ngày đêm dồn ép dân làng nhổ lúa trồng đay gây ra nạn đói năm 1945. Cây gạo ở cạnh đường cái quan, gần tỉnh lỵ. Người đói khắp nơi tìm về kiếm sống đã không gặp vận may. Hàng ngày quanh gốc gạo, hai bên đường cái có hàng chục người chết đói. Khu đất trũng bên kia đường đối diện với cây gạo là nơi chôn chung của những người chết đói.

Sau nạn đói khủng khiếp, mấy người đàn ông trước đó lặng lẽ bỏ làng ra đi và phải chịu lời rủa mắng là "đồ vô phúc, thằng mất dạy, đứa bỏ làng…" lần lượt về làng.

Mấy ông lén lút, thầm thụi điều gì đó ở ngoài đình có vẻ hệ trọng lắm. Khi trong làng có phong phanh ai đó nói đến các cụm từ "cách mạng-nổi dậy-giành giật-đấu tranh-mít tinh…" thì các ông gần gũi, vui vẻ nói chuyện với nhiều người, sự e lệ, mặc cảm cũng vơi đi.

Đến sáng sớm một ngày trung tuần tháng tám năm 1945, các ông hoạt động bí mật công khai cùng tốp trai làng vào từng nhà nói với những người khỏe mang quốc, xẻng, gậy gộc, quang thúng ra gốc gạo tham gia phá kho thóc của giặc chia cho người bị đói, cùng lực lượng cách mạng địa phương kéo về tỉnh lỵ cướp chính quyền từ tay thực dân. Những ngày sau đó, cả tháng trời gốc cây gạo, đường làng phấp phới cờ đỏ sao vàng, băng zôn, khẩu hiệu cách mạng. Ngày Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập ở Ba Đình dân làng vui như mở hội, nhiều người rơi nước mắt xúc động, sung sướng.

Cuộc trường kỳ kháng chiến chống thực dân bắt đầu và đi suốt 9 năm. Dưới tán cây gạo, dân làng và người thân nhiều lần tập trung tiễn con em trai tráng đi bộ đội, đi dân công. Suốt hai mươi năm chi viện cho miền Nam, đánh trả chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc, đã có hàng chục cuộc tiễn con em ra trận được tổ chức ở gốc gạo. Nơi đây còn là "mái nhà xanh" để đạn pháo cao xạ, tên lửa tập kết sẵn sàng đánh trả máy bay địch.

Những ngày vận động nông dân vào tổ đổi công, vào hợp tác xã nông nghiệp, các đoàn thể quần chúng tập trung lực lượng ở gốc gạo để đi cổ động, làm vệ sinh môi trường, đắp đê, đào mương chống hạn. Sau buổi làm đồng, cày cấy, nơi đây là chỗ dừng chân nghỉ ngơi tránh nắng. Chuyện làng, chuyện tiếu lâm cứ nổ tung như ngô rang cùng với những trận cười sảng khoái. Trẻ chăn trâu chúng tôi thường chơi trò trốn tìm, đánh khắng, đánh đáo dưới tán cây gạo. Trong làng, ngoài xóm, mỗi khi có người qua đời, đám tang đi qua đều dừng lại bên cây. Người với cây có giây phút tĩnh lặng vĩnh biệt.

Chiến thắng 30/4/1975, con em quê hương đi chiến đấu trở về, cây gạo là nơi các anh, các chị dừng chân, ôm thân cây khóc nhớ đồng đội. Trai làng ra trận, gái làng ở nhà đảm đang làm tròn nhiệm vụ hậu phương. Gặp nhau khi nước nhà thống nhất họ nên vợ, nên chồng. Có nhiều đôi trong ngày cưới đã tới cây gạo đặt hoa, dâng hương tưởng niệm đồng đội hy sinh. Cây gạo là một thể sống trải thời gian chứng kiến sự đổi thay qua nhiều thế kỷ của làng. Như có hồn linh thiêng đằm thắm, tình cây-tình đất-tình người, không chỉ trong ký ức và đang hiện hữu cùng niềm vui sinh sôi hạnh phúc, chứng kiến quê hương, đất nước sang trang mới vững bước đi lên.

 

 

Bút ký của HA

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline