Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 20/04/2024 08:04

Tin nóng

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Thứ bảy, 20/04/2024

Kiên quyết xử nghiêm hành vi sơn, vẽ bậy nơi công cộng, gây mất mỹ quan đô thị

Thứ ba, 04/10/2022 08:10

TMO - Liên quan đến việc sơn, vẽ bậy, dán quảng cáo gây mất mỹ quan tại các điểm công cộng, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi đã chỉ đạo các đơn vị liên quan triển khai các giải pháp xử lý và ngăn chặn tình trạng này.

Cụ thể, để giải quyết tình trạng trên, UBND TPHCM giao Sở Giao thông Vận tải (GTVT) triển khai các giải pháp xử lý công trình bị sơn, vẽ bậy, dán quảng cáo, rao vặt… làm ảnh hưởng mỹ quan đô thị theo quy định về quản lý, bảo trì công trình đường bộ.

Đối với các công trình giao thông cấp đặc biệt hoặc có quy mô lớn như cầu Thủ Thiêm, cầu Thủ Thiêm 2, cầu Bình Lợi, cầu Sài Gòn, cầu Sài Gòn 2, cầu Tân Thuận 1 và 2…, Sở GTVT sẽ xử lý bằng sơn chuyên dụng chống dính bề mặt.

Nhiều hình vẽ xấu tại lối xuống dành cho người đi bộ bên phía quận 1 tại cầu Thủ Thiêm. Ảnh: Chân Phúc  

Đồng thời, nghiên cứu lắp đặt bổ sung camera giám sát tại các vị trí phù hợp, đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm, đúng quy định và đem hiệu quả cao trong việc giám sát công trình, ngăn chặn kịp thời, tránh để xảy ra các hành vi vi phạm như vẽ bậy, xả rác… gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị.

Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu Sở GTVT phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Quy hoạch và Kiến trúc, các tổ chức chính trị - xã hội và các cơ quan, đơn vị có liên quan rà soát quy hoạch đô thị, định hướng, xác định cụ thể các công trình giao thông đủ điều kiện cho các hoạt động văn hóa nghệ thuật phù hợp, nhằm mục đích tuyên truyền, cổ động về an toàn giao thông, môi trường, lịch sử, văn hóa… trên địa bàn thành phố.

Đối với công trình cầu Thủ Thiêm 2, UBND TPHCM giao Công an thành phố, UBND quận 1, UBND TP Thủ Đức xử lý nghiêm để tăng tính răn đe đối với hành vi cố tình hoặc tái phạm bôi bẩn, sơn, vẽ bậy trên cầu.

Liên quan đến hành vi bôi bẩn, vẽ bậy trên cầu Thủ Thiêm 2, làm mất mỹ quan đô thị, tại buổi họp báo do UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức chiều 4/8, Phó Giám đốc Sở GTVT thành phố Bùi Hòa An cho biết, tình trạng này không chỉ xảy ra ở cầu Thủ Thiêm 2 mà xảy ra nhiều nơi khác.

Mặc dù nhiều vị trí bị vẽ bậy đã được làm mờ và sơn đè lên lớp sơn mới, song vẫn không thể xóa sạch hoàn toàn. Ảnh: Thiện An  

Đối với cầu Thủ Thiêm 2, hiện nhà đầu tư đang bảo hành theo hợp đồng về mặt kỹ thuật. Để xóa những hình vẽ không đúng chỗ, phản cảm này đã thử 14 loại dung môi nhưng vẫn không xóa sạch được hoàn toàn. Đại diện Sở Giao thông vận tải thành phố cho biết, sẽ tăng cường công tác tuần tra, vận động chính quyền địa phương và người dân nên có sự quan tâm để tránh các đối tượng tiếp tục vẽ bậy nơi công cộng. 

Tình trạng bôi bẩn, vẽ bậy trên các công trình, tòa nhà diễn ra ở TP.HCM từ nhiều năm nay. Phần lớn hình vẽ theo phong trào graffiti (vẽ tranh đường phố) khá phổ biến trên thế giới. Trước đó, hồi tháng 6 vừa qua tàu Metro Số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) tại depot Long Bình, TP.Thủ Đức cũng bị sơn vẽ nhiều hình thù.

Nghị định 144/2021/ NĐ-CPquy định, phạt tiền từ 1 triệu đến 2 triệu đồng đối với hành vi phụ sơn, viết, vẽ, dán, gắn hình ảnh, nội dung lên tường, cột điện hoặc các vị trí khác tại khu dân cư, nơi công cộng, khu chung cư, nơi ở của công dân hoặc các công trình công cộng khác mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền và buộc khắc phục lại tình trạng ban đầu.

Theo thống kê, chỉ riêng Công an thành phố Thủ Đức trong 6 tháng đầu năm 2022 đã phát hiện xử lý hành chính 4 vụ, 7 đối tượng vi phạm dán tờ rơi, viết, vẽ, sơn lên các công trình công cộng, với mỗi đối tượng là 1,5 triệu đồng. 

 

 

Lê Kiên 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline