Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 18/05/2024 21:05

Tin nóng

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 18/05/2024

Kiên quyết giải tỏa, di dời hoạt động nuôi ngao tự phát trên biển

Thứ tư, 07/09/2022 04:09

TMO - Việc các hộ nuôi ngao không phép tại một số khu vực đã cấp phép khai thác khoáng sản cát làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình an ninh trật tự, cản trở công tác khảo sát, thăm dò, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn trên biển.... UBND TP Hải Phòng chỉ đạo di dời, giải tỏa hoạt động nuôi ngao trái pháp luật, lập lại an ninh, trật tự tại khu vực.

Theo UBND TP. Hải Phòng, các hộ dân nuôi ngao trên khu vực ven biển thuộc quận Hải An và huyện Kiến Thụy là tự phát, ban đầu các hộ nuôi ngao với quy mô, diện tích nhỏ. Sau đó, các hộ dân đã tự mở rộng diện tích nuôi, lấn ra phía ngoài biển không được cơ quan có thẩm quyền cấp phép; chồng lấn vào khu vực của các tổ chức đã được UBND TP giao, cho thuê để thực hiện khai thác khoáng sản cát phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Hiện nay, có 28 hộ đang nuôi ngao trên địa bàn quận Hải An với diện tích 726,36ha; có 89 hộ đang nuôi ngao trên địa bàn huyện Kiến Thụy với diện tích 2.557,5ha. Các hộ nuôi ngao tại 2 khu vực trên không chỉ là người dân thường trú trên địa bàn quận Hải An, huyện Kiến Thụy mà gồm nhiều hộ dân thường trú tại các tỉnh khác như: Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa…

Theo UBND TP.Hải Phòng, tất cả hộ nuôi ngao trên khu vực biển không cung cấp được giấy tờ liên quan đến việc cho phép nuôi trồng thuỷ sản trên biển của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, không nộp bất cứ khoản thuế, phí gì cho địa phương nơi có biển.

UBND TP Hải Phòng kiên quyết di dời, giải tỏa hoạt động nuôi ngao trái pháp luật, lập lại an ninh trật tự tại huyện Kiến Thụy, quận Hải An. Ảnh: Nguyễn Chương 

Do đó, các hộ dân này đã vi phạm các quy định về điều kiện nuôi trồng thuỷ sản trên biển theo quy định tại Điều 38, 39 và 44 Luật Thuỷ sản năm 2017 và Điều 37 Nghị định số 26/2018/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ, Điều 17 Nghị định số 42/2019/NĐ-CP ngày 16/5/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản và Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

Việc các hộ dân tự ý quây bãi để nuôi ngao tự phát tại khu vực biển quận Hải An, huyện Kiến Thụy đã làm phát sinh những một số tranh chấp giữa các ngư dân khai thác nguồn lợi hải sản tự nhiên tại ngư trường truyền thống với những người dân tự ý cắm cọc, vây bãi nuôi ngao; giữa các chủ bãi nuôi ngao với nhau do tranh chấp diện tích nuôi; giữa người dân tự nhận nuôi ngao với các doanh nghiệp được cấp phép khai thác khoáng sản cát để phục vụ các dự án phát triển kinh tế, xã hội thành phố.

Các mâu thuẫn, tranh chấp trên có nguy cơ mất an ninh trật tự khu vực, làm ảnh hưởng tiêu cực tới hình ảnh thu hút đầu tư của thành phố Hải Phòng và hình ảnh của người dân quận Hải An, huyện Kiến Thụy. Ngoài ra, việc nuôi ngao không phép tại một số nơi đã làm cản trở việc đi lại của các tàu thuyền và công tác khảo sát, thăm dò, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn trên biển.

Để thực thi nghiêm các quy định của pháp luật, đảm bảo an ninh trật tự trên khu vực biển do TP quản lý, UBND TP Hải Phòng đã ban hành Văn bản số 6761/UBND-KS ngày 22/9/2021 yêu cầu các tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản không phép trước 30/11/2021 phải thực hiện xong việc di dời toàn bộ tài sản, vật nuôi ra khỏi khu vực biển đã được cơ quan có thẩm quyền giao cho tổ chức khai thác khoáng sản. Tuy nhiên, đến nay (đã gần 12 tháng), các hộ dân vẫn chưa thực hiện di dời.

Do đó, UBND TP Hải Phòng đã chỉ đạo UBND quận Hải An và huyện Kiến Thụy thiết lập các hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính và yêu cầu các hộ dân tự nguyện di dời, tháo dỡ công trình vi phạm. Ủy ban Nhân dân thành phố Hải Phòng đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, cùng các cơ quan, đơn vị liên quan đề xuất khu vực cho phép hoạt động nuôi ngao trên địa bàn thành phố.

Trong thời gian tới, TP Hải Phòng sẽ siết chặt quản lý nhà nước đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản, bảo đảm giải quyết hài hòa lợi ích quốc gia, thành phố và sinh kế của người dân, tạo điều kiện phát triển bền vững.

Cụ thể, bên cạnh việc xử lý các hộ nuôi ngao tự phát, UBND TP Hải Phòng đã có công văn xin ý kiến các bộ, ngành về vị trí, ranh giới, diện tích khu vực biển thuộc xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng để quy định vùng nuôi ngao khoảng 3.000 ha. Các hộ dân gắn bó với nghề nuôi ngao, không còn sinh kế nào khác sẽ được ưu tiên xem xét tiếp tục làm nghề tại khu vực này.

 

 

Hải Nam 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline