Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 28/12/2024 00:12

Tin nóng

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Trên 20 cây cổ thụ ở vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam

25 tác phẩm xuất sắc được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Hội nghị Ban Chấp hành 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Thứ bảy, 28/12/2024

Kiểm soát, xử lý ô nhiễm nguồn nước hệ thống công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải

Chủ nhật, 18/09/2022 05:09

TMO - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đề nghị Bộ Công an xem xét xử lý hình sự với hành vi cố tình xả thải gây ô nhiễm nghiêm trọng hệ thống công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải.

Báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) cho thấy, hiện nay, 60% nguồn ô nhiễm là từ nước thải sinh hoạt được xả vào hệ thống Bắc Hưng Hải, trong đó, chỉ có 13.300 m3/ngày đêm được xử lý (chiếm 7%), còn lại 93% chưa được xử lý. Đối với nước thải phát sinh từ cụm công nghiệp (CCN) chỉ tính riêng hai địa bàn tỉnh Hải Dương và Hưng Yên đã có 400 CCN xả nước thải vào hệ thống Bắc Hưng Hải và chỉ 5% trong số này có hệ thống xử lý nước thải tập trung.

Đối với nước thải phát sinh từ làng nghề, 91% làng nghề không có hệ thống xử lý nước thải tập trung, còn nước thải từ trang trại chăn nuôi, hầu hết chưa được đầu tư xây lắp, vận hành hệ thống nước thải. Chỉ có nước thải phải phát sinh từ khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung…

Hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải giữ vai trò đối với sản xuất nông nghiệp tại nhiều địa phương. Ảnh: Trọng Tùng 

Theo khảo sát mới đây của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện trên 83 tuyến kênh chính và kênh nhánh vào mùa khô từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau cho thấy, tình trạng ô nhiễm đáng báo động trên hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải. Cụ thể, có đến 40/83 tuyến kênh bị ô nhiễm nghiêm trọng và rất nghiêm trọng; 23/43 tuyến kênh còn lại bị ô nhiễm ở mức độ trung bình; còn lại 20 tuyến kênh đang ở mức độ ô nhiễm nhẹ.

Liên quan đến tình trạng này, tại cuộc họp với các bộ, ngành, địa phương về kế hoạch kiểm soát, xử lý ô nhiễm nguồn nước hệ thống công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải, Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định, hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải trong rất nhiều năm gần đây đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, bức xúc trong dư luận. Bộ trưởng đề nghị, các Bộ, ngành và địa phương chịu sự ảnh hưởng của hệ thống Bắc Hưng Hải cùng xem xét trách nhiệm và đưa ra các biện pháp cụ thể để giải quyết các tồn tại hiện nay.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà đề xuất các giải pháp để các cơ quan liên quan dự họp cho ý kiến để cùng nhau thống nhất. Liên quan đến các nguồn thải từ các doanh nghiệp, Bộ trưởng đề nghị, Tổng cục Môi trường sẽ phối hợp với Bộ Công An, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với các địa phương lên danh sách kiểm tra, đánh giá toàn bộ, từ đó, đưa ra lộ trình quản lý để nguồn nước khi xả thải vào hệ thống không còn ô nhiễm. Nếu theo thời gian quy định đưa ra mà doanh nghiệp không chấp hành có thể xử lý hành chính, áp dụng các biện pháp cưỡng chế, đóng cửa, thậm chí, xem xét biện pháp hình sự nếu cố tình xả thải ra môi trường. 

Đối với vấn đề ô nhiễm từ nguồn nước thải sinh hoạt từ các cụm dân cư, cụm công nghiệp, làng nghề… Bộ trưởng đề nghị, Tổng cục Môi trường tham mưu, hướng dẫn cho các địa phương, Bộ ngành, doanh nghiệp nếu trong trường hợp các khu, cụm công nghiệp, khu đô thị mới thì nghiêm túc áp dụng theo Luật Bảo vệ môi trường 2020, khi xây dựng phải kèm theo quy hoạch về hệ thống thu gom nước thải và cụ thể hóa các nhân người chịu trách nhiệm, nếu không đạt yêu cầu thì cấm và xử lý theo pháp luật.

 

Những năm trở lại đây, ô nhiễm tại hệ thống kênh này đang ngày càng gia tăng, đòi hỏi sự vào cuộc của các đơn vị chức năng, địa phương trong quyết liệt xử lý ô nhiễm 

Đối với trách nhiệm từ các cơ quan quản lý, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá lại xem hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải, nếu vẫn duy trì thì phải xây dựng các phương án đa mục tiêu, bên cạnh phục vụ nông nghiệp còn phục vụ dân sinh…

Đồng thời, đưa ra các giải pháp kỹ thuật, nâng cao năng lực, hạ tầng cho trạm bơm Xuân Quang để phục vụ đa mục tiêu. Các địa phương cần nghiêm khắc hơn nữa trong việc xử lý xả thải ô nhiễm từ các trường hợp trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp. 

Bộ trưởng Trần Hồng Hà đề nghị các địa phương điều tra, đánh giá lại toàn bộ hệ thống nước thải sinh hoạt đề xuất dự án thu gom, xử lý tập trung. Những việc này đã có đủ tính pháp lý được quy định trong Luật Bảo vệ môi trường 2020. Ngoài ra, Bộ trưởng đề nghị, các cơ quan tham dự cuộc họp tham mưu thêm các giải pháp về tăng cường về quản lý, trách nhiệm về hành chính, hình sự, xử lý môi trường, áp dụng khoa học, công nghệ vào để bảo vệ môi trường.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà đề nghị các cấp công an phối hợp với cơ quan quản lý Trung ương và địa phương xem xét xử phạt nếu vi phạm, sẵn sàng cho đóng cửa hoặc nếu các doanh nghiệp có hành vi cố tình trốn tránh, xả thải ra môi trường thì xem xét đưa ra  xử lý hình sự tránh gây nguy hại cho môi trường, sức khỏe người dân.

Cục cảnh sát phòng, chống tội phạm môi trường cho biết, thời gian qua Cục đã chỉ đạo công an thành phố Hà Nội và các tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, cơ quan công an từ cấp xã trở lên nghiên cứu, xây dựng giải pháp quản lý về môi trường trên kênh Bắc Hưng Hải. Từ đầu năm 2022 đến nay, đã phát hiện 461 vụ, xử lý vi phạm hành chính 325 vụ, đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm môi trường 4,5 tháng đối với 2 cơ sở.

Cùng với sự chỉ đạo quyết liệt từ các cấp lãnh đạo, thời gian qua các địa phương có hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải chảy qua cũng đang đẩy mạnh triển khai nhiều giải pháp nhằm kiểm soát, hạn chế ô nhiễm môi trường tại khu vực này.

Các địa phương đảm bảo chất lượng nguồn nước xử lý tại các KCN,CCN được các địa phương chú trọng 

Cụ thể, UBND thành phố Hà Nội yêu cầu  các cơ sở sản xuất, khu/cụm công nghiệp phải có hệ thống xử lý nước thải đạt thải yêu cầu trước khi xả ra ngoài môi trường. Thời gian tới, các ngành, thành phố sẽ tiếp tục tăng cường kiểm tra, hậu kiểm, giám sát, trường hợp vi phạm xử lý nghiêm. Thành phố Hải Dương đưa ra giải pháp là vừa xử lý hành chính đối với các trường hợp vi phạm, đồng thời, có thể xử lý hình sự với trường hợp cố tình. 

UBND tỉnh Hưng Yên cho biết, tỉnh đã họp, triển khai và yêu cầu Sở TN&MT, Sở KH&CN kiểm tra các đơn vị có thể áp dụng các công nghệ quy mô nhỏ để lắp cho các nhà máy xử lý. Đối với xử lý nước thải sinh hoạt, cũng như các nguồn nước ô nhiễm khác, tỉnh đang xây dựng thí điểm các khu dân cư quy mô nhỏ để tính toán kinh phí, hiệu quả, từ đó, phổ biến rộng ra, đầu tư nhiều hơn. Tỉnh cũng đề xuất sớm phê duyệt xây dựng trạm bơm cấp nguồn cho cống Xuân Quan...

 

 

 

Lê Hoàng 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline