Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 19/04/2024 11:04

Tin nóng

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Thứ sáu, 19/04/2024

Kiểm soát, hạn chế ô nhiễm nguồn nước tại hệ thống kênh rạch

Thứ hai, 17/10/2022 14:10

TMO - Nhằm cải thiện chất lượng nguồn nước mặt, hạn chế tối đa tình trạng ô nhiễm nguồn nước trên các tuyến kênh rạch, TP.HCM đang đẩy mạnh triển khai nhiều giải pháp trong đó chú trọng đến công tác làm sạch, khơi thông dòng chảy, kiểm soát các nguồn thải phát sinh từ hoạt động sản xuất, sinh hoạt trên địa bàn. 

Theo thống kê, TP.HCM hiện có khoảng 2.000 km kênh, rạch, trong đó nhiều tuyến kênh, rạch chảy qua nội đô đang bị ô nhiễm bởi rác thải , lục bình, cỏ dại gây hạn chế dòng chảy, gây ô nhiễm khu vực nội thành và tăng nguy cơ phát sinh dịch bệnh.

Tình trạng ô nhiễm nguồn nước tại hệ thống kênh, rạch nội đô vẫn đang là vấn đề cấp thiết cần được xử lý hiệu quả. Ảnh: Sỹ Đồng 

Ngoài ra, theo kết quả quan trắc chất lượng môi trường nước kênh rạch ngoại thành 6 tháng đầu năm 2022 của Trung tâm Quan trắc tài nguyên môi trường, Sở TN&MT thành phố cho thấy, nhiều vị trí quan trắc trên kênh Ba Bò (kênh tiếp giáp giữa TPHCM và tỉnh Bình Dương); khu vực Suối Cái - Xuân Trường; kênh Thầy Cai và sông Cần Giuộc; rạch Nước Lên - sông Chợ Đệm; kênh Tham Lương - Bến Cát - Vàm Thuật… bị ô nhiễm, trong đó, nguyên nhân được xác định là do ảnh hưởng bởi nước thải sinh hoạt chưa xử lý, nước mưa chảy tràn cũng như rác thải. 

Theo báo cáo của Sở TN&MT TP.HCM, để ngăn chặn, hạn chế lan rộng vùng ô nhiễm, giảm ô nhiễm nước, thành phố đã thực hiện công tác quy hoạch. Trong đó, thành phố thực hiện nội dung chỉnh trang, tái thiết đô thị như cải tạo các khu dân cư xuống cấp; di dời các hộ dân sống trên sông, kênh rạch; di dời các khu vực nhà máy, cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nằm trong khu dân cư và các cơ sở không phù hợp quy hoạch xây dựng trong khu dân cư.

Ngoài ra, thời gian qua TP.HCM còn thường xuyên thực hiện các chương trình, kế hoạch như cắt cỏ, vớt rác, lục bình, nạo vét bùn, khơi thông dòng chảy đối với tuyến kênh rạch trên địa bàn. Cạnh đó, thực hiện xử lý công trình vi phạm lấn chiếm hành lang, lòng sông, kênh rạch nhằm cải thiện chất lượng nước mặt trên địa bàn.

Thành phố cũng phối hợp với tỉnh Bình Dương nhằm kiểm soát và giải quyết ô nhiễm trên các tuyến kênh Ba Bò, Suối Cái (Suối Nhum - Suối Xuân Trường - Suối Cái). Ở cấp địa phương, chính quyền cấp quận, huyện cũng đã chủ động phối hợp, ký kết các kế hoạch liên tịch phối hợp trong công tác bảo vệ môi trường, tài nguyên nước với các huyện giáp ranh để xử lý các trường hợp đổ rác thải, xử lý cơ sở ô nhiễm xả nước thải ở địa bàn giáp ranh. 

Khơi thông dòng chảy, dọn rác đối với tuyến kênh rạch trên địa bàn đang được các địa phương đẩy mạnh thực hiện. Ảnh: Nguyễn Châu  

Các chuyên gia tại Viện Tài nguyên môi trường thành phố cho rằng chính công tác xử lý nước thải chưa triệt để cũng trực tiếp khiến tình trạng ô nhiễm kênh rạch ở TP.HCM trở nên phức tạp. Đồng thời vẫn còn khá nhiều bất cập chưa được xử lý triệt để như tình trạng lấn chiếm, xả rác xuống kênh rạch.

Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, cho biết, để triển khai các giải pháp hạn chế tình trạng ô nhiễm nguồn nước trên các kênh rạch, thành phố sẽ đẩy mạnh tiến độ xây dựng và thu gom nước thải sinh hoạt về các khu xử lý nước thải tập trung của thành phố.

Đồng thời, tăng cường giám sát việc xả rác vào kênh rạch, quản lý và ngăn ngừa việc xả nước thải chưa xử lý, kết hợp với các giải pháp nạo vét khơi thông dòng chảy cũng như các giải pháp kỹ thuật khác để cải thiện chất lượng môi trường nước kênh rạch. Sở cũng đã kiến nghị, đề xuất lên HĐND TP.HCM để hỗ trợ và bố trí ngân sách cho các dự án này. 

Bảo vệ, cải tạo và phát triển cảnh quan các tuyến kênh rạch đang là vấn đề được TP.HCM quan tâm nhằm giảm ô nhiễm môi trường, giảm ngập, góp phần chỉnh trang đô thị, mang lại môi trường sống trong lành cho người dân.  Trong thời gian tới, thành phố tiếp tục duy trì phát triển phần mềm quản lý trực tuyến để tiếp nhận và xử lý ý kiến, phản ánh của người dân về tình trạng xả rác ra đường, kênh rạch, các điểm gây ô nhiễm môi trường, hành vi vi phạm về môi trường nhanh chóng, kịp thời.

Bên cạnh đó, tiếp tục duy trì chất lượng vệ sinh tại các khu vực đã cải tạo và không để phát sinh điểm ô nhiễm mới. Thành phố sẽ quy định cụ thể trách nhiệm của UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện trước tình trạng phát sinh rác thải bừa bãi, không đúng quy định dẫn đến không đảm bảo chất lượng vệ sinh môi trường và trật tự đô thị trên địa bàn, đặc biệt là chất lượng vệ sinh của các tuyến sông, kênh rạch.

Sở TN&MT TP.HCM được phân công tổ chức giám sát chất lượng vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố. Theo đó, sở này sẽ kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất đối với các điểm tập kết rác, trạm trung chuyển, chất lượng vệ sinh đường phố, kênh rạch, việc giải quyết các điểm ô nhiễm về rác thải, quản lý thùng rác công cộng và nhà vệ sinh công cộng trên địa bàn.

 

 

Thùy Minh

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline