Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/05/2024 14:05

Tin nóng

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 19/05/2024

Khu vực Nam Bộ: Xâm nhập mặn có xu hướng tăng từ ngày 14-20/2

Thứ hai, 14/02/2022 08:02

TMOTừ ngày 14-20/2, xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long có xu thế tăng dần vào những ngày cuối tuần. Các đợt xâm nhập mặn cao nhất ở cửa sông Cửu Long khả năng tập trung trong tháng 2 và 3. 

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng Thủy văn quốc gia, từ ngày 13-20/2, ở thượng nguồn sông Mê Công và khu vực Nam Bộ sẽ phổ biến ít mưa, ngày trời nắng, nắng nóng bắt đầu xuất hiện trên khu vực. Nhiệt độ thấp nhất ban đêm phổ biến 22-25 độ C; nhiệt độ cao nhất dao động trong khoảng 31-34 độ C.

Trong tuần tới, mực nước các trạm trên dòng chính sông Mê Công biến đổi chậm và ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm từ 0,1-1,0m. Mực nước trên sông Tiền và sông Hậu cũng biến đổi chậm. Mực nước cao nhất tuần tại Tân Châu là 1,55m; tại Châu Đốc 1,70m, ở mức cao hơn trung bình nhiều năm cùng kỳ từ 0,2-0,3m.

Chiều sâu ranh mặn 1g/l trong thời kỳ này trên các sông khả năng như sau: sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây phạm vi xâm nhập mặn 65-82 km; sông Cửa Tiểu, Cửa Đại 45-52 km; sông Hàm Luông, sông Cổ Chiên 55-60 km; sông Hậu 42-45 km; sông Cái Lớn 50-60 km. 

Chiều sâu ranh mặn 4g/l trên các sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây khả năng phạm vi xâm nhập mặn 45-65 km; sông Cửa Tiểu, Cửa Đại 35-45 km; sông Hàm Luông, sông Cổ Chiên 40-50 km; sông Hậu 35-42 km; sông Cái Lớn 40-50 km. 

Dự báo, xu thế xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long từ ngày 13-20/2 có xu thế tăng dần vào những ngày cuối tuần. Độ mặn cao nhất tại các trạm phổ biến ở mức thấp hơn độ mặn cao nhất tháng 2/2021. Các địa phương cần tranh thủ tích trữ nước ngọt để phục vụ nông nghiệp và dân sinh.

Theo các chuyên gia nhận định, xâm nhập mặn vùng đồng bằng sông Cửu Long mùa khô năm 2021-2022 ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, nhưng không nghiêm trọng như mùa khô năm 2019-2020. Các đợt xâm nhập mặn cao nhất ở cửa sông Cửu Long khả năng tập trung  trong tháng 2 và 3 (từ ngày 26/2 đến 5/3 và từ ngày 14-19/3); các sông Vàm Cỏ, Cái Lớn vào tháng 3 và 4 (từ ngày 14-19/3, từ ngày 28/3 đến 3/4 và từ ngày 12-17/4).

Tình hình xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long phụ thuộc vào nguồn nước từ thượng nguồn sông Mê Công, triều cường và còn biến động trong thời gian tới. Các địa phương ở vùng đồng bằng Nam Bộ cần cập nhật kịp thời các thông tin dự báo khí tượng thủy văn và có những biện pháp chủ động phòng, chống xâm nhập mặn.

 

 

Phương Linh

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline