Hotline: 0941068156

Thứ ba, 16/04/2024 22:04

Tin nóng

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Thứ ba, 16/04/2024

Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ

Chủ nhật, 31/07/2022 08:07

TMO - Từ một vùng đất bị tàn phá nghiêm trọng bởi chiến tranh, rừng ngập mặn Cần Giờ đã hồi sinh kỳ diệu nhờ những mầm xanh không ngừng được bảo vệ và gieo trồng.

Nằm ở phía đông nam và cách TP.HCM hơn 50 km, đặc trưng nổi tiếng của Cần Giờ là những khu rừng ngập mặn xanh mướt cùng hệ thống sông ngòi dày đặc và hệ động thực vật phong phú cả trên cạn lẫn dưới nước. Đóng vai trò như “lá phổi xanh” của khu vực. Năm 2000 rừng ngập mặn Cần Giờ được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Hình thành trên vùng châu thổ rộng lớn của các cửa sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ, khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ có diện tích 75.740 ha. Rừng được chia làm 3 vùng chính là lõi, chuyển tiếp và đệm, chiếm diện tích lần lượt là 4.721 ha, 29.880 ha và 41.139 ha. Với lượng lớn phù sa bù đắp từ sông Đồng Nai và chịu tác động của các đợt thủy triều do kế cận biển, nơi đây trở thành nơi cư ngụ của nhiều loại động, thực vật.

Rừng ngập mặn Cần Giờ có điều kiện môi trường đặc biệt, là hệ sinh thái trung gian giữa hệ sinh thái thủy vực và hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái nước ngọt và hệ sinh thái nước mặn. Do đó, nơi đây phát triển quần thể gồm cả các loài động, thực vật rừng trên cạn và thủy sinh. Trong đó có nhiều loại động thực vật quý hiếm thuộc danh mục sách đỏ.

Theo ghi nhận gần nhất, rừng có trên 157 loại thực vật thuộc 76 họ; trong đó có 35 loại cây rừng ngập mặn thuộc 24 họ, 36 chi. Các loài cây chủ yếu ở rừng ngập mặn Cần Giờ là bần trắng, mắm trắng, đước đôi, ổi, trang, đứng … Ngoài ra, tại đây có thể tìm thấy nhiều loại cây nước lợ như bần chua, ô rô, dừa lá, ráng…

Bên dưới những tán rừng xanh mướt và tươi tốt là hệ động vật phong phú. Trong đó, hệ động vật thủy sinh không xương sống có trên 700 loài, hệ cá trên 130 loài. Khu hệ thú có 19 loài, 13 họ, 7 bộ, nổi bật là mèo rừng, khỉ đuôi dài, cầy vòi đốm, nhím… Khu hệ lưỡng thê, bò sát có 9 loài lưỡng thê, 31 loài bò sát. Đặc biệt, sách đỏ Việt Nam ghi nhận rừng ngập mặn Cần Giờ có 11 loài bò sát quý hiếm như tắc kè, kỳ đà nước, trăn đất, trăn gấm, rắn cạp nong, rắn hổ mang, rắn hổ chúa, cá sấu hoa cà…Khu dự trữ sinh quyển này còn được ví như “sân ga” của các loài chim di cư. Đây là nơi cư ngụ của hơn 130 loài chim thuộc 47 họ, 17 bộ. Đến đây, du khách có thể bắt gặp nhiều loài chim quý như bồ nông chân xám, diệc xám, vạc, già đẫy, giang sen… kiếm ăn trên các kênh rạch, đầm lầy…

Trước chiến tranh, Cần Giờ vốn đã là khu rừng ngập mặn với quần thể động thực vật phong phú. Xong nơi đây từng bị bom đạn và chất độc hủy hoại trong cuộc kháng chiến của dân tộc. Tới năm 1978, khi được sáp nhập về TP. HCM, Cần Giờ như được tái tạo lại. Nhiệm vụ trồng rừng đã làm sống lại tới 31.000ha cây trồng và tự nhiên.

Hiện nay, Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ được TP. HCM quy hoạch, phát triển thành khu du lịch sinh thái hấp dẫn du khách với sự hoàn thiện về hệ thống cầu, đường bộ, kênh mương, lối đi trong rừng. Về công tác quản lý tài nguyên rừng, Ban Quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ đã triển khai nhiều chương trình nghiên cứu, quan trắc theo dõi diễn biến tài nguyên rừng nhằm định hướng công tác quản lý tài nguyên rừng, hướng đến phát triển bền vững, gia tăng diện tích rừng và bảo tồn đa dạng sinh học.

Ngoài ra, nhằm xây dựng những hạt nhân trong quản lý, bảo vệ rừng, từ năm 1994 đến nay, Ban quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ đã tiến hành giao khoán bảo vệ rừng cho trên 144 hộ gia đình tại địa phương. Mô hình này đã phát huy hiệu quả tốt khi các hộ giữ rừng đã yên tâm gắn bó và tích cực tham gia công tác bảo vệ rừng.

Thời gian tới, sẽ hoàn thiện cơ chế chính sách về quản lý và quy hoạch Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ; huy động sự tham gia và đóng góp của cộng đồng dân cư và các bên liên quan vào công tác quản lý và khai thác sử dụng các loại tài nguyên rừng; thực hiện tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học; nghiên cứu sinh kế cộng đồng cho cư dân quanh vùng đệm.

Theo giới chuyên gia, Cần Giờ đang hướng phát triển về một khu đô thị du lịch lấn biển. Ðể sớm về đích, huyện cần phát triển không chỉ bền vững mà cần một tư duy mới mang tính đột phá trên cơ sở phát huy các lợi thế sẵn có. Phát triển Cần Giờ là một đòi hỏi từ thực tế khách quan nhưng phát triển như thế nào cũng rất quan trọng. Khi phát triển, huyện cần chú ý tới ba đặc trưng: Bảo tồn hệ sinh thái rừng ngập mặn; chú trọng sinh thái của mặt tiền biển và cửa sông; hệ thống di tích ở Cần Giờ. Ðây là những lợi thế có giá trị rất lớn mà nhiều nước trong khu vực không có. Ðiều này giúp Cần Giờ có thể phát triển du lịch văn hóa bên cạnh phát triển du lịch sinh thái.  

 

 

Phương Giang

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline