Hotline: 0941068156

Thứ năm, 04/07/2024 16:07

Tin nóng

GDP 6 tháng đầu năm ước tăng 6,42% so cùng kỳ

Việt Nam mong muốn đẩy mạnh hợp tác phát triển kết cấu hạ tầng chiến lược

Bảo đảm cung ứng đủ điện, xăng dầu trong mọi tình huống

Tổng thống Putin: Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của Liên bang Nga

Việt – Nga: Dầu khí - năng lượng là trụ cột quan trọng trong hợp tác kinh tế

Thêm 6 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Sơ kết Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam 2024

Phóng viên, Nhà báo cần đổi mới tư duy, sáng tạo linh hoạt trong bối cảnh chuyển đổi số báo chí

Thanh Oai (Hà Nội): Thêm 2 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

VACNE: Cơ bản hoàn thành cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên – nền tảng chuyển đổi xanh”

Trên 30 cây cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Ứng phó mưa lũ: Rà soát, sơ tán người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường trả lời nhiều vấn đề đang được cử tri quan tâm

Trên 100 đại biểu đăng ký chất vấn Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

PGS.TS. Đỗ Văn Dung giữ chức Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường tỉnh Ninh Bình

Hà Nam: Muỗm cổ thụ trên 350 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thừa Thiên-Huế: Tổ chức Lễ công nhận Cây Di sản tại trường THCS Phú Lộc

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 04/07/2024

Khoái Châu (Hưng Yên): Nguy cơ ô nhiễm môi trường do rác thải không được xử lý kịp thời

Thứ bảy, 18/05/2024 16:05

TMO - Nhiều hộ dân sinh sống tại xã Tân Dân, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên vô cùng bức xúc vì rác thải sinh hoạt chất đống, tồn đọng ở khu vực gần nghĩa trang địa phương mà không được thu gom xử lý kịp thời, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân nơi đây. 

Theo ghi nhận của PV Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường ngày 16/5, dọc theo tuyến đường bờ đê dẫn ra khu vực nghĩa trang xã Tân Dân, huyện Khoái Châu có số lượng lớn rác thải sinh hoạt gồm nhiều bao tải rác, chai lọ... tập kết chất đống bốc mùi hôi thối nồng nặc do chưa được thu gom, xử lý kịp thời. 

Rác thải chất thành đống, nằm ngổn ngang dưới lòng đường, chủ yếu các túi nilon đựng rác thải đang phân hủy, bốc mùi hôi thối.

Lượng lớn bao tải rác đã lấp kín một đoạn mương bao quanh khu nghĩa trang.

Rác thải từ lòng đường tràn xuống cả con mương bao quanh khu nghĩa trang, rác thải phân hủy trong những ngày thời tiết nắng nóng như hiện nay, khiến khu vực này bốc mùi hôi thối nồng nặc, nguồn nước tại con mương bị ảnh hưởng nghiêm trọng. 

Người dân địa phương cho biết, cuối đoạn đường đê là khu vực tập kết rác thải của xã Tân Dân, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Tuy nhiên, tình trạng rác thải tràn lan từ đầu đường khu vực nghĩa trang kéo dài đến bãi tập kết rác của xã vẫn diễn ra. 

Đủ loại rác thải tràn lan trên lòng đường. 

Người dân mỗi khi phải đi qua khu vực này đều lắc đầu ngao ngán. 

Nhiều túi rác bị phân hủy, rỉ nước ra lòng đường, tình trạng này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng môi trường khu vực nông thôn.

Rác thải chất thành đống chưa được thu gom kịp thời dẫn đến việc đốt rác để xử lý mùi hôi thối, tuy nhiên điều này cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng môi trường. 

Tại khu tập kết rác thải của xã Tân Dân, rác thải được đổ tràn lan, gần như lấp kín cả lòng đường, khiến người dân mỗi khi đi qua khi vực này đều phải di chuyển thật nhanh vì mùi hôi thối. Thực tế này, đòi hỏi chính quyền địa phương cần triển khai các giải pháp nhằm đảm bảo công tác thu gom rác được xử lý kịp thời, hạn chế tác động đến chất lượng môi trường, cảnh quan khu vực nông thôn, đặc biệt là trong xây dựng nông thôn mới.

Điều 58 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về bảo vệ môi trường nông thôn như sau: Chất thải phát sinh trên địa bàn nông thôn phải được quản lý theo quy định của pháp luật; chất thải sinh hoạt hữu cơ, chất thải từ chăn nuôi, chế biến và phụ phẩm nông nghiệp phải được thu hồi, tái sử dụng hoặc làm nguyên liệu sản xuất; Chất lượng môi trường nông thôn phải được theo dõi, đánh giá; khu vực ô nhiễm phải được xác định, khoanh vùng, xử lý, cải tạo, phục hồi môi trường và thực hiện biện pháp cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường. 

Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thống kê và quản lý các loại chất thải sinh hoạt, nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát sinh trên địa bàn; tổ chức hoạt động giữ gìn vệ sinh, cải tạo cảnh quan nông thôn; quy định về hoạt động tự quản về bảo vệ môi trường trên địa bàn nông thôn;

Điều 77 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định: Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm: Kiểm tra việc tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt; xử lý hành vi vi phạm pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt theo thẩm quyền; xem xét, giải quyết kiến nghị, phản ánh của tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân có liên quan đến việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt;

Chủ trì, phối hợp với cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, cộng đồng dân cư, tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở để xác định thời gian, địa điểm, tần suất và tuyến thu gom chất thải rắn sinh hoạt; Hướng dẫn hộ gia đình, cá nhân chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt cho cơ sở thu gom, vận chuyển hoặc đến điểm tập kết đúng quy định; hướng dẫn cộng đồng dân cư giám sát và công khai trường hợp không tuân thủ quy định về phân loại, thu gom chất thải rắn sinh hoạt.

 

 

Ngô Dương

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline