Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 23/11/2024 10:11

Tin nóng

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Thứ bảy, 23/11/2024

Khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong hoạt động chăn nuôi

Thứ sáu, 17/05/2024 14:05

TMO - Hướng tới mục tiêu phát triển chăn nuôi bền vững, trong đó gia tăng giá trị sản xuất song vẫn đảm bảo công tác bảo vệ môi trường, tỉnh Vĩnh Phúc đã triển khai đồng bộ các giải pháp để hạn chế, ngăn ngừa tình trạng ô nhiễm môi trường từ hoạt động chăn nuôi trên địa bàn.

Theo thống kê của Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, hiện nay, quy mô đàn gia súc trên địa bàn tỉnh đạt hơn 587 nghìn con, đàn gia cầm đạt hơn 11,8 triệu con. Chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao, tuy nhiên, chất thải, nước thải và khí thải chăn nuôi đã và đang là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường tại nhiều nơi trên địa bàn.

Để xử lý chất thải từ ngành chăn nuôi, từ 2015 - 2023, tỉnh Vĩnh Phúc đã hỗ trợ các hộ chăn nuôi xây dựng trên 14 nghìn công trình xử lý chất thải bằng bể biogas; hỗ trợ đệm lót sinh học để xử lý chất thải cho 6 nghìn hộ chăn nuôi gà; hỗ trợ máy ép phân, bể trước và sau biogas. Đến nay, tỷ lệ trang trại đầu tư phát triển chăn nuôi theo hướng tuần hoàn, quan tâm xây dựng hầm biogas, công trình sau biogas chiếm khoảng 70%.

Bên cạnh đó, nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, tháng 9/2020, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2422 phê duyệt kế hoạch hỗ trợ giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi bằng chế phẩm sinh học trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021 - 2023. Theo đó, từ năm 2021 đến hết năm 2023 đã hỗ trợ 267.100 kg chế phẩm sinh học và 2.520 tấn đệm lót để xử lý môi trường chăn nuôi cho 15.363 hộ gia đình trên địa bàn 9/9 huyện, thành phố với quy mô 21,5 triệu con gà, 350 nghìn con lợn, 5.000 con bò sữa và 2.800 con bò thịt.  

Việc sử dụng chế phẩm sinh học xử lý môi trường chăn nuôi giúp chuồng trại luôn khô thoáng, sạch sẽ, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. 

Việc hỗ trợ giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi đã tác động tích cực đối với phát triển sản xuất, làm giảm mùi hôi trong chuồng trại, tiết kiệm nước tưới và công lao động, góp phần tăng năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi. Hiệu quả kinh tế khi sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà lông màu thương phẩm tăng hơn 13%, nuôi lợn thịt tăng hơn 9%, nuôi vỗ béo bò tăng hơn 14% so với không sử dụng chế phẩm sinh học. 

Trong giai đoạn 2024-2025, tỉnh tiếp tục thực hiện hỗ trợ chế phần sinh học cho các hộ chăn nuôi trên địa bàn. Cụ thể, hỗ trợ  50% chi phí mua chế phẩm để làm đệm lót sinh học để xử lý chất thải chăn nuôi gà; định mức kỹ thuật: 0,05 kg(lít) chế phẩm sinh học/con gà, cho các hộ chăn nuôi gà có quy mô từ 500 con/lứa trở lên. Hỗ trợ chế phẩm sinh học để làm đệm lót sinh học cho 3,6 triệu con gà trong 02 năm (2024-2025).

Hỗ trợ 50% chi phí mua chế phẩm sinh học để xử lý chất thải trong chăn nuôi lợn; định mức kỹ thuật là 0,1kg(lít) chế phẩm sinh học/con lợn, cho các hộ chăn nuôi lợn có quy mô từ 10 con trở lên. Hỗ trợ chế phẩm sinh học để xử lý chất thải cho 100 nghìn con lợn trong 2 năm (2024-2025). Hỗ trợ 50% chi phí mua chế phẩm sinh học và nguyên liệu làm đệm lót để xử lý chất thải trong chăn nuôi bò; định mức kỹ thuật là 0,75kg(lít) chế phẩm sinh học và 900kg nguyên liệu làm đệm lót/con bò cho các hộ chăn nuôi bò có quy mô từ 05 con trở lên. Hỗ trợ chế phẩm sinh học để xử lý chất thải cho 1.000 con bò sữa trong 2 năm (2024-2025). 

Từ tháng 12/2022, HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 14 về quy định khu vực không được phép chăn nuôi và chính sách hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh. Theo đó, hỗ trợ cho chủ cơ sở chăn nuôi là 300.000 đồng/m2 chuồng nuôi, nhưng không quá 120 triệu đồng cho một cơ sở chăn nuôi. Đây được xem là giải pháp có ý nghĩa thiết thực. Cấp ủy, chính quyền các cấp đã và đang đẩy mạnh tuyên truyền để người dân nắm rõ chủ trương này của tỉnh. Từ đó, đi đến đồng tình, ủng hộ, chung tay vì môi trường sống xanh - sạch - đẹp.

Tuy nhiên, việc vận động người dân đưa chăn nuôi ra khỏi khu dân cư nhằm giảm ô nhiễm môi trường còn gặp nhiều khó khăn. Trên địa bàn tỉnh có 33 khu chăn nuôi tập trung được xây dựng theo cơ chế hỗ trợ quy định tại Nghị quyết số 07 của HĐND tỉnh tại 6 huyện Sông Lô, Lập Thạch, Yên Lạc, Tam Dương, Tam Đảo và Vĩnh Tường. Nhưng hiện chỉ có 10/33 khu chăn nuôi tập trung có hoạt động sản xuất chăn nuôi; 22 khu chưa có hộ dân nào đầu tư sản xuất chăn nuôi và 1 khu chăn nuôi tập trung tại xã Nguyệt Đức, huyện Yên Lạc đã được thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất nhằm xây dựng dự án cụm công nghiệp làng nghề trên địa bàn huyện. 

Nhằm tiếp tục nâng cao công tác bảo vệ môi trường trong chăn nuôi, tháng 6/2023 UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 14 về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi trên địa bàn tỉnh, trong đó các Sở, ngành địa phương căn cứ chức năng nhiệm vụ đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động chăn nuôi trên địa bàn.  

Các hộ chăn nuôi trên chủ động phun khử trùng tiêu độc, sử dụng men vi sinh trong chăn nuôi để đảm bảo vệ sinh môi trường, hạn chế dịch bệnh. Ảnh: CK.  

Hội Chăn nuôi Việt Nam cho biết, ước tính mỗi năm bình quân có 61 triệu tấn phân và hơn 304 triệu m³ nước thải chăn nuôi được thải ra từ các loại vật nuôi chính. Chỉ một số ít được xử lý, tái sử dụng (làm khí sinh học, ủ phân phục vụ cây trồng, nuôi giun, cho cá ăn…), còn lại phần lớn là được thải ra môi trường, gây lãng phí và ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm, phát sinh dịch bệnh và sức khỏe cộng đồng.

Những năm qua, ngành chăn nuôi phát triển khá ổn định, song chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn chiếm tỷ lệ cao, chất thải từ chuồng trại của nhiều nông hộ, gia trại, trang trại gây ô nhiễm môi trường.  việc đầu tư hệ thống xử lý nước thải tốn kém, cho nên họ không đầu tư, mà thường xả thải trực tiếp ra cống rãnh thoát nước, chảy tập trung về các ao nằm xen kẽ trong khu dân cư, ứ đọng lại gây ô nhiễm không khí và nguồn nước ngầm.

Công nghệ chăn nuôi, công nghệ xử lý môi trường chưa đáp ứng được tốc độ phát triển chăn nuôi; thiếu chính sách cụ thể, hoặc có nhưng chưa triển khai được do không phù hợp thực tế để giúp các trang trại chăn nuôi xử lý chất thải; diện tích đất chăn thả cho gia súc lớn (trâu, bò, dê, cừu…) hạn hẹp, nơi có quy hoạch, nơi không có, cho nên khó đầu tư cho việc xử lý chất thải…

Thời gian tới, các địa phương cần tập trung phát triển công nghiệp chuồng trại và xử lý chất thải chăn nuôi (một trong năm đề án ưu tiên thuộc Chiến lược Phát triển chăn nuôi giai đoạn 2022-2030, tầm nhìn đến năm 2045). Từ đó các địa phương cố gắng thực hiện, mở ra một hướng mới cho chăn nuôi phát triển theo hướng kinh tế tuần hoàn, đạt hiệu quả tốt; trong đó chú trọng việc vận hành tái chế chất thải chăn nuôi, khắc phục nhanh tình trạng ô nhiễm môi trường.

Đồng thời, nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp, cơ sở chăn nuôi bằng nhiều hình thức nhất là đối với chăn nuôi tập trung, cơ sở đã nằm trong vùng quy hoạch tạo sự chuyển biến rõ nét về việc tuân thủ pháp luật, bảo đảm xử lý môi trường, an toàn dịch bệnh khi tham gia quá trình chăn nuôi hoặc xây dựng cơ sở sản xuất giết mổ, sơ chế, chế biến; đẩy nhanh tiến độ ứng dụng chăn nuôi công nghệ cao, ưu tiên nguồn lực, nhân lực cho các doanh nghiệp xây dựng liên kết chuỗi, có công nghệ xử lý môi trường tái chế, sản xuất các chất thải để phục vụ lại cho phát triển chăn nuôi, trồng trọt. Xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân chăn nuôi vi phạm trong lĩnh vực môi trường, nhất là việc xả thải các chất thải từ chăn nuôi, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật ra môi trường. 

Luật Chăn nuôi và các văn bản thi hành đã có những hướng dẫn rất chặt chẽ về điều kiện bảo vệ môi trường, quản lý chất thải trong chăn nuôi. Cơ sở chăn nuôi phải có đầy đủ các công trình xử lý chất thải đảm bảo đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường. Cụ thể, chất thải chăn nuôi phải được thu gom đảm bảo vệ sinh môi trường và xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường trước khi thải ra ngoài môi trường, sử dụng cho cây trồng hoặc làm thức ăn cho thủy sản.

Trong cơ sở chăn nuôi phải bố trí đủ diện tích đất để xây dựng hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi phù hợp với khối lượng chất thải phát sinh; phải có khu đất dành riêng cho việc chôn lấp, tiêu hủy vật nuôi chết do dịch bệnh... Cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô lớn được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi khi đảm bảo đáp ứng các điều kiện về chăn nuôi và các yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường quy định tại Điều 23 và Điều 24 Nghị định số 13/2020/NĐ-CP. Cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô vừa, quy mô nhỏ phải đáp ứng các điều kiện chăn nuôi quy định tại khoản 1 Điều 55 và khoản 2 Điều 57 Luật Chăn nuôi và các quy định tại Điều này. Chăn nuôi nông hộ phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 56, khoản 2 Điều 57 của Luật Chăn nuôi...

Việc xử lý chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật Chăn nuôi và một số quy định khác. Cụ thể, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sở hữu cơ sở chăn nuôi có trách nhiệm xử lý chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trước khi sử dụng cho cây trồng hoặc làm thức ăn cho thủy sản. Chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ chưa xử lý khi vận chuyển ra khỏi cơ sở chăn nuôi trang trại đến nơi xử lý phải sử dụng phương tiện, thiết bị chuyên dụng.

 

 

Hương Giang 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline