Hotline: 0941068156

Thứ năm, 18/04/2024 20:04

Tin nóng

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Thứ năm, 18/04/2024

Khắc phục khẩn cấp tình trạng ngập lụt tại phường Ghềnh Ráng

Thứ tư, 15/02/2023 04:02

TMO - UBND tỉnh Bình Định giao UBND thành phố Quy Nhơn làm chủ đầu tư, tổ chức triển khai thực hiện dự án khẩn cấp khắc phục hậu quả thiên tai về tình trạng ngập lụt phường Ghềnh Ráng, thành phố Quy Nhơn.

Dựa trên cơ sở đánh giá mức độ ảnh hưởng của tình trạng ngập lụt đến cơ sở hạ tầng, dân sinh kinh tế, UBND tỉnh Bình Định đã  công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai tình trạng ngập lụt ở phường Ghềnh Ráng. Theo UBND tỉnh Bình Định, mùa mưa năm 2022 đã gây ngập lụt nghiêm trọng khu phố 3, khu phố 4 của Ghềnh Ráng. Đặc biệt, đợt mưa lớn ngày 11/10/2022 và ngày 20/11/2022 khiến nhiều nhà dân, cơ quan nhà nước, trường học, chợ, doanh nghiệp trong khu vực này bị ngập sâu, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, làm thiệt hại tài sản của nhân dân và doanh nghiệp, gây ô nhiễm do nước lụt mang theo bùn, đất tràn vào khu vực.

Biện pháp khẩn cấp để khắc phục tình trạng này là đầu tư xây dựng thêm tuyến cống hộp trên đường Chế Lan Viên nối dài (đoạn từ ngã năm đường Phạm Thị Đào đến đường Hàn Mặc Tử) và tuyến cống hộp thay thế 4 cống D2000 (đoạn cắt ngang đường Hàn Mặc Tử).

UBND tỉnh Bình Định chỉ đạo UBND thành phố Quy Nhơn triển khai biện pháp khắc phục khẩn cấp tình trạng ngập lụt tại phường Ghềnh Ráng. 

UBND tỉnh Bình Định giao UBND TP Quy Nhơn làm chủ đầu tư, tổ chức triển khai thực hiện dự án khẩn cấp khắc phục hậu quả thiên tai về tình trạng ngập lụt phường Ghềnh Ráng. Đồng thời, UBND tỉnh Bình Định giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Sở Xây dựng, Giao thông Vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan có liên quan báo cáo đề xuất việc đầu tư dự án khắc phục hậu quả thiên tai về tình trạng ngập lụt ở phường Ghềnh Ráng và hướng dẫn UBND thành phố Quy Nhơn thực hiện dự án khẩn cấp theo quy định.

Trước đó, theo đánh giá của Sở Xây dựng, tình trạng ngập úng tại phường Ghềnh Ráng là do hiện trạng lưu vực nước đổ về khu vực phường Ghềnh Ráng khoảng 4 km2, bao gồm lưu vực phía Đông núi Vũng Chua khoảng 3 km2 , lưu vực phía Tây núi Xuân Vân khoảng 0,4 km2 , còn lại khoảng 0,6 km2 là lưu vực chứa nước tại các khu dân cư hiện trạng như: Khu Bông Hồng, khu Hưng Thịnh và khu dân cư nằm giữa các tuyến đường Tây Sơn, Võ Liệu, Chế Lan Viên, Chương Dương.

Nguyên nhân là do thời gian qua xuất hiện một số trận mưa với cường độ quá lớn (ngày 11/10/2022 là 197 mm và 20/11/2022 là 266,8 mm), lượng nước tập trung về khu vực này quá nhanh trong thời gian ngắn (2-3) giờ nên hệ thống thoát nước hiện trạng không đủ khả năng tiêu thoát gây ngập úng cho khu vực. Hệ thống thoát nước hiện trạng trong khu vực phường Ghềnh Ráng được đầu tư trong nhiều giai đoạn khác nhau, không có sự đồng bộ về tiết diện thoát nước.

Trước đó, Sở Xây dựng đã đánh giá nguyên nhân, đề xuất giải pháp khắc phục tình trạng ngập lụt tại khu vực trên. 

Sở Xây dựng đề xuất các giải pháp: Đối với thành phố Quy Nhơn cần đầu tư xây dựng mới tuyến cống trên đường Chế Lan Viên nối dài (đoạn từ trạm bơm PS4 đến cửa xả ra mương Hoàng Gia, kể cả thay thế 04 cống D2000 qua đường Hàn Mặc Tử); Cải tạo, nâng cấp hệ thống mương Bông Hồng hiện trạng; Cải tạo tuyến mương dọc đường đèo Quy Hòa.

Tổ chức nạo vét, khơi thông hệ thống thoát nước, xử lý dứt điểm tình trạng lấn chiếm làm thu hẹp dòng chảy của một số tuyến thoát nước để tăng khả năng thoát nước của hệ thống hiện trạng tại phường Ghềnh Ráng. Chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị của thành phố kiểm tra, đánh giá hệ thống thoát nước hiện trạng để đề xuất kế hoạch nạo vét, đầu tư cải tạo hệ thống hàng năm. Các dự án đầu tư nêu trên đề nghị UBND thành phố Quy Nhơn phải khẩn trương tổ chức thi công hoàn thành trước mùa mưa năm 2023.

Với tình hình biến đổi khí hậu hiện nay, việc xuất hiện các trận mưa với cường độ lớn, mang tính cực đoan (cường độ lớn hơn 50 mm/giờ) ngày càng nhiều thì cần thiết phải xem xét phương án phân chia lại lưu vực thoát nước cho khu vực này. Do đó, Sở Xây dựng đề xuất UBND tỉnh giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, UBND thành phố Quy Nhơn và các cơ quan liên quan lập Đề án Nghiên cứu giải pháp chống ngập úng cho khu vực 3, 4 phường Ghềnh Ráng, thành phố Quy Nhơn và các khu vực phụ cận để làm cơ sở đầu tư xây dựng các dự án.

 

 

Hà Phương 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline