Hotline: 0941068156

Thứ năm, 16/05/2024 20:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ năm, 16/05/2024

Kết quả bảo vệ môi trường: Đà Nẵng đứng đầu, Bạc Liêu cuối bảng

Thứ bảy, 06/01/2024 19:01

TMO – Bạc Liêu, Đắk Lắk, Yên Bái, Vĩnh Phúc, Bình Thuận, Sơn La, Đắc Nông, Quảng Bình, Sóc Trăng, Tuyên Quang là 10 địa phương nằm trong nhóm có chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường thấp nhất (cuối bảng xếp hạng).

Theo đó, kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường năm 2022 của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PEPI 2022) vừa được Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố mới đây, 10 địa phương có tổng điểm Bộ chỉ số cao nhất (đầu bảng xếp hạng) là: Đà Nẵng với 73,33 điểm; Bắc Kạn 70,29 điểm; Lạng Sơn 65,62 điểm; Bắc Ninh 65,29 điểm; Tiền Giang 65,22 điểm; Tây Ninh 65,08 điểm; Trà Vinh 64,91 điểm; Long An 64,61 điểm; TP. Cần Thơ 64,34 điểm; Bến Tre 63,70 điểm.

Bảng xếp hạng PEPI 2022. 

Ở chiều ngược lại từ dưới lên, 10 địa phương có tổng điểm Bộ chỉ số thấp nhất (xếp cuối bảng) là: Bạc Liêu với 47,04 điểm; Đắk Lắk với 49,05 điểm; Yên Bái 49,76 điểm; Vĩnh Phúc 50,12 điểm; Bình Thuận 51,63 điểm; Sơn La 51,97 điểm; Đắk Nông 52,69 điểm; Quảng Bình 52,97 điểm; Sóc Trăng 53,32 điểm; Tuyên Quang đạt 53,44 điểm. Hà Nội và TP. HCM lần lượt là 46 với 55,70 điểm và 19 với 60,80 điểm.

Mô hình xử lý rác thải tại huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng ninh.  

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, PEPI được thực hiện hàng năm nhằm theo dõi, đánh giá định lượng một cách thực chất, khách quan, công bằng kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ môi trường và mức độ hài lòng của người dân về chất lượng môi trường sống của các địa phương trên cơ sở đó so sánh, xếp hạng kết quả bảo vệ môi trường hàng năm giữa các địa phương. Thông qua PEPI sẽ nhận diện các mặt mạnh, mặt yếu trong công tác bảo vệ môi trường, đánh giá hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, nắm bắt đánh giá của người dân về những vấn đề môi trường tác động trực tiếp tới sức khỏe con người, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm, khuyến khích nỗ lực của các cơ quan quản lý nhà nước và người dân trong công tác bảo vệ môi trường.

Các địa phương cần triển khai các biện pháp bảo vệ môi trường, nâng cao chỉ số xếp hạng.

 

 

PHẠM DUNG

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline