Hotline: 0941068156

Thứ năm, 03/07/2025 16:07

Tin nóng

Ra mắt các nền tảng số phục vụ triển khai Nghị quyết 57 về phát triển khoa học công nghệ

Nghị quyết 57 có ý nghĩa chiến lược, định hình con đường phát triển nhanh và bền vững

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc làm Trưởng Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Mức giá điện gió ngoài khơi tối đa từ hơn 3.000 đến gần 4.000 đồng/kWh

Tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc để tạo nên một khối thống nhất bền chặt

Danh sách Bí thư, Chủ tịch 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Công bố sáp nhập đơn vị hành chính và chỉ định nhân sự

Tiếp tục phát động, triển khai tích cực các phong trào thi đua yêu nước

Hà Nội cắt tỉa cây xanh bảo đảm an toàn mùa mưa bão

Ứng phó mưa lớn: Chủ động rà soát, di dời hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

UNESCO ấn tượng về thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ đề xuất "5 tiên phong" để xây dựng châu Á giàu mạnh

Tỉnh Quảng Trị (mới) cần đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân và hội nhập kinh tế quốc tế

Cảnh quan tự nhiên là tài nguyên cần tích hợp bắt buộc vào quy hoạch đô thị

Hà Nội: Mít cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cần thực hiện ‘3 tiên phong’ trong xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo

Quyết liệt thực hiện giải phóng mặt bằng phục vụ thi công các dự án trọng điểm

Gò Công Tây: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tổng Bí thư nêu 5 nhiệm vụ báo chí cần thực hiện trong kỷ nguyên mới

Tuyệt đối không để gián đoạn trong lãnh đạo, chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai

Thứ năm, 03/07/2025

Kabul: Nguy cơ cạn kiệt nguồn nước sạch

Thứ ba, 10/06/2025 06:06

TMO - Thủ đô Kabul (Afghanistan) đang đứng trước nguy cơ thiếu nước sạch nghiêm trọng. Tình trạng này đe dọa trực tiếp đến đời sống hàng triệu người dân và làm gia tăng áp lực lên an ninh nguồn nước tại khu vực.

Hiện nay, một số công ty tư nhân tại thành phố Kabul đang tận dụng cuộc khủng hoảng bằng cách tích cực đào giếng mới và khai thác một lượng lớn nước ngầm công cộng, sau đó bán lại cho cư dân thành phố với giá cao. Người dân Kabul cho biết trước đây, cứ 10 ngày họ phải trả 500 Afghani (khoảng 170.000 đồng) để đổ đầy bình nước từ xe bồn. Bây giờ, với cùng một lượng nước đó, họ phải chi 1.000 Afghani (khoảng 340.000 đồng). Tình hình đã trở nên tồi tệ hơn trong hai tuần qua và cư dân lo ngại rằng nước sẽ còn đắt đỏ hơn nữa.

Dân số Kabul tăng gấp 7 lần từ dưới 1 triệu người vào năm 2001. Điều này đã làm tăng mạnh nhu cầu về nước. Việc thiếu quản lý và quy định tập trung cũng đã khiến vấn đề này kéo dài trong nhiều thập kỷ.

Vào đầu năm 2025, Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc thông báo rằng các đối tác của họ chỉ nhận được 8,4 triệu USD trong số 264 triệu USD cần thiết để thực hiện chương trình nước và vệ sinh ở Afghanistan. Thêm 3 tỷ USD tiền tài trợ cho nước và vệ sinh quốc tế đã bị đóng băng kể từ khi Taliban trở lại nắm quyền vào tháng 8/2021. Động thái gần đây của Mỹ nhằm cắt giảm hơn 80% tiền tài trợ của USAID đã làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng về nước.

Người dân thành phố Kabul (Afghanistan) đang bị thiếu nước sạch trầm trọng. (Ảnh minh hoạ). 

Trong khi đó, Dự án đường ống dẫn nước sông Panjshir khi hoàn thành có thể giảm bớt sự phụ thuộc quá mức của thành phố vào nước ngầm, đồng thời cung cấp nước uống cho 2 triệu cư dân. Các giai đoạn thiết kế cho dự án này đã hoàn thành vào cuối năm 2024 và đang chờ phê duyệt ngân sách. Chính phủ Afghanistan đang tìm kiếm thêm các nhà đầu tư để bổ sung cho khoản chi phí 170 triệu USD.

Đáng chú ý, theo báo cáo của tổ chức phi chính phủ Mercy Corps, mực nước trong các tầng chứa nước ngầm của Kabul đã giảm tới 30 mét trong thập kỷ qua do quá trình đô thị hóa nhanh chóng và biến đổi khí hậu. Trong khi đó, gần một nửa số giếng khoan của thành phố - nguồn nước uống chính của người dân Kabul đã cạn kiệt. Hiện tại, lượng nước khai thác vượt quá tốc độ bổ sung tự nhiên là 44 triệu m³ mỗi năm.

Nếu xu hướng này tiếp tục diễn ra, tất cả các tầng chứa nước ngầm của Kabul sẽ cạn kiệt sớm nhất là vào năm 2030, gây ra mối đe dọa hiện hữu đối với 7 triệu cư dân của thành phố.

Báo cáo cũng nêu bật ô nhiễm nước là một thách thức phổ biến khác. Có tới 80% nước ngầm ở Kabul được xác định là không an toàn về độ sạch, độ mặn và lượng asen cao. Việc tiếp cận nước đã trở thành cuộc chiến hàng ngày đối với người dân Kabul. Một số hộ gia đình chi tới 30% thu nhập của họ cho nước và hơn 2/3 đã mắc nợ liên quan đến nước.

Trong bối cảnh tình trạng khô hạn được dự báo sẽ ngày càng nghiêm trọng với tần suất xảy ra ngày càng nhiều do tác động của biến đổi khí hậu, giới chức thủ đô Kabul hiện đang tìm kiếm giải pháp ít mang lại tác động đối với môi trường, sử dụng công nghệ chi phí thấp và có thể khắc phục cuộc khủng hoảng nước một cách nhanh chóng.

 

Lê Trang

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline