Hotline: 0941068156

Thứ năm, 24/07/2025 11:07

Tin nóng

Khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ, khôi phục sản xuất nông nghiệp

Sẵn sàng triển khai lực lượng, phương tiện ứng phó mưa lũ

Bão giật cấp 11 đổ bộ đất liền khu vực Hưng Yên và Ninh Bình

Cảnh báo mưa cường suất lớn, đề phòng lũ quét và sạt lở đất

Huy động tối đa lực lượng giúp dân chằng chống, bảo vệ lồng bè ứng phó bão

Sẵn sàng mọi tình huống ứng phó bão số 3

Quyết liệt triển khai chiến dịch vệ sinh môi trường phòng chống sốt xuất huyết

Kiến nghị cấm biển để ứng phó bão số 3

Miền Trung chủ động, sẵn sàng phương án ứng phó bão số 3

Bão giật cấp 15 cách vùng biển Quảng Ninh – Hải Phòng hơn 600km, dự báo mưa rất lớn

Ứng phó bão số 3: Khẩn trương rà soát, sẵn sàng phương án sơ tán dân ở khu vực nguy hiểm

Khẩn trương tìm kiếm các nạn nhân mất tích trong vụ đắm tàu du lịch vịnh Hạ Long

Tổng Bí thư Tô Lâm nêu 6 nhiệm vụ cần tập trung thực hiện sau Hội nghị Trung ương 12

Thông cáo báo chí về ngày làm việc thứ hai và bế mạc Hội nghị Trung ương 12

Cần theo dõi sát diễn biến, kịp thời triển khai các biện pháp ứng phó bão số 3

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung giải quyết vướng mắc về đất đai

[Hà Nội cấm xe máy xăng] ‘Cú hích’ thay đổi tư duy, hình thành lối sống xanh (Bài 4 – hết)

Chủ động ứng phó với bão mạnh

Thủ tướng Chính phủ giao quyền Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Đổi mới hoạt động Ban Cộng đồng bền vững

Thứ năm, 24/07/2025

IPCC: Biến đổi khí hậu sẽ trầm trọng hơn trong tương lai

Thứ hai, 21/02/2022 20:02

TMO - Các tính toán cho thấy, tình trạng ấm lên toàn cầu đã làm trầm trọng thêm tình trạng tuyệt chủng của các loài, sự sụp đổ của hệ sinh thái, các bệnh do muỗi gây ra, nắng nóng gây chết người, tình trạng thiếu nước ngọt, giảm sản lượng mùa vụ. Chỉ trong năm 2021, thế giới đã chứng kiến một loạt đợt lũ lụt, nắng nóng kéo dài và cháy rừng chưa từng có trước đây, xảy ra ở khắp 4 lục địa.

Trong hội nghị trực tuyến của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) vừa diễn ra mới đây, giới chuyên gia cảnh báo về những tác động nghiêm trọng có nguy cơ gia tăng đối với hệ sinh thái trong những thập kỷ tới, ngay cả khi thế giới thúc đẩy việc giảm phát thải các-bon. Trong tình trạng “những điểm tới hạn” nguy hiểm của tình trạng biến đổi khí hậu, con người cần thích nghi và hành động khẩn cấp bảo vệ môi trường.

Giới chuyên gia nhận định nhiệt độ trái đất sẽ tăng 1,50C trong 10 năm tới.

IPCC nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết về sự thích nghi. Trong một số trường hợp, điều này có nghĩa là việc thích nghi với những ngày nắng nóng cực đoan, lũ quét và nước biển dâng đang trở thành một vấn đề sống còn.

Giới chuyên gia cho rằng, ngay cả khi tìm ra các giải pháp nhằm giảm phát thải các-bon, thế giới vẫn cần có những biện pháp nhằm giúp thích nghi tình trạng biến đổi khí hậu. 

Nhiệt độ Trái đất gần như chắc chắn sẽ tăng ở mức hơn 1,50C trong vòng 10 năm tới. Hiện nhiệt độ ở bề mặt Trái đất đã tăng 1,10C so với thế kỷ 19. Trong khi đó, theo Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, các bên cam kết giới hạn nhiệt độ Trái đất tăng ở mức dưới 20C và mức lý tưởng nhất là 1,50C. Do đó, báo cáo của IPCC lần này là lời cảnh báo để các nước phải tăng cường những mục tiêu tham vọng hơn trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. 

Các tính toán cho thấy, tình trạng ấm lên toàn cầu đã làm trầm trọng thêm nguy cơ tuyệt chủng của các loài sinh vật, sự sụp đổ của hệ sinh thái, các bệnh do muỗi gây ra, nắng nóng gây chết người, tình trạng thiếu nước ngọt, giảm sản lượng mùa vụ… Chỉ trong năm 2021, thế giới đã chứng kiến một loạt đợt lũ lụt, nắng nóng kéo dài và cháy rừng chưa từng có trước đây, xảy ra ở khắp bốn lục địa.

Chuyên gia nhận định, thế giới chưa ở trong lộ trình tốt để có thể đạt mục tiêu toàn cầu nhằm tránh các tác động tiêu cực nhất của tình trạng biến đổi khí hậu, do vậy cần thiết phải tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng thân thiện với môi trường thay thế cho nhiên liệu hóa thạch trong thập kỷ này.  

Trong bối cảnh các quốc gia đang chật vật tìm cách thực hiện những cam kết đưa ra tại Hội nghị COP26, thì vấn đề khó khăn tài chính càng khiến “lực bất tòng tâm”. Ngay cả nền kinh tế số một thế giới (Mỹ) cũng đang đối mặt rào cản tài chính. Khoảng cách trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu giữa nước giàu và nước nghèo cũng bị nới rộng bởi vấn đề tài chính và khoảng cách này càng cản trở việc đạt được các mục tiêu chung về chống biến đổi khí hậu toàn cầu.

Những cảnh báo, những chương trình hành động đã được đưa ra trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, một vấn đề sống còn của toàn cầu. Trong bối cảnh không còn nhiều thời gian cho cuộc chiến cam go này, các quốc gia, nhất là các nước giàu, được khuyến khích đưa ra các cam kết tham vọng hơn. Tuy nhiên, để hiện thực hóa những tuyên bố đưa ra tại các hội nghị vẫn cần sự đoàn kết, quyết tâm và những hành động cụ thể của từng quốc gia trong nỗ lực chung chống biến đổi khí hậu của toàn thế giới.

 

 

Quỳnh Vân

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline