Hotline: 0941068156

Thứ năm, 09/05/2024 12:05

Tin nóng

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 09/05/2024

Hiệu quả thiết thực từ “Tổ tự quản tàu thuyền an toàn” trên biển

Thứ tư, 12/01/2022 12:01

TMO - Đây là mô hình gắn bó giữa Bộ đội Biên phòng và ngư dân, vừa thúc đẩy phát triển kinh tế, vừa bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo quốc gia, đem lại nhiều lợi ích nên cần được nhân rộng.

Tại thị trấn Cửa Việt, Gio Linh (Quảng Trị), mô hình “Tổ tự quản tàu thuyền an toàn” đã duy trì được hơn chục năm nay, người dân làm nghề đi biển nơi đây rất thích mô hình này. Người dân cho biết, khi chưa có mô hình này, ngư dân đi biển mạnh ai nấy đi, thông tin tọa độ được các chủ tàu giữ bí mật tuyệt đối vì không muốn chia sẻ nguồn lợi.

Tuy nhiên, nguồn lợi hải sản gần bờ dần cạn kiệt, thêm nữa là người tiêu dùng yêu cầu chất lượng sản phẩm ngày càng cao hơn, đòi hỏi ngư dân phải vươn khơi đánh bắt xa bờ để tìm cho được cá to, cá quý. Muốn ra khơi xa, ngư dân phải đầu tư tàu thuyền to, hiện đại. Song dẫu có đầu tư hiện đại đến đâu thì theo thời gian, tàu thuyền rồi cũng phải cũ, phải trục trặc máy móc. Đơn thương độc mã trên biển dễ bị tàu lạ dọa nạt, lại còn phải đối mặt với biết bao hiểm nguy lúc xoay xở chống bão, với biển động mạnh khi gió to, sóng lớn. Bởi vậy, lối làm ăn đơn lẻ đã không còn phù hợp nữa, đòi hỏi ngư dân phải bỏ tư tưởng ích kỷ, mạnh ai nấy làm mà liên kết để cùng đánh bắt và bảo vệ nhau trước những hiểm nguy trên biển xa.

Tổ tự quản, ngư dân yên tâm hơn khi ra khơi bám biển.

Năm 2009, “Ban Tự quản tàu thuyền”, nay là “Tổ tự quản tàu thuyền an toàn” được thành lập với nhiệm vụ vừa đánh bắt hải sản trong vùng biển thuộc chủ quyền đất nước, vừa cung cấp thông tin cho Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Cửa Việt và bất cứ đồn biên phòng nào gần khu vực đang đánh bắt nhất về tình hình trên biển, nhất là tình trạng tàu lạ xâm phạm trái phép hải phận Việt Nam. Mặt khác, Tổ tự quản tàu thuyền an toàn còn hỗ trợ lực lượng Biên phòng tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ các tàu thuyền khác gặp nạn trên biển trong trường hợp ở gần các tàu thuyền đó nhất. Với những nhiệm vụ trên đã giúp ích rất lớn cho ngư dân đi biển và cơ quan chức năng trong việc quản lý, theo dõi, giám sát cũng như hỗ trợ cứu hộ nếu xảy ra sự cố.

Theo Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Cửa Việt, tin tức do ngư dân báo rất quan trọng, giúp Đồn phân tích, đánh giá đúng tình hình trên biển. Ví dụ nếu ngư dân ta phát hiện tàu lạ đi rải lưới mà có tàu Hải quân đằng sau hoặc ngư dân tàu lạ ăn mặc giống hệt nhau, lại có vũ khí thì phải hết sức cảnh giác. Từ tin tức của bà con báo về, Đồn báo cáo kịp thời với Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh, Bộ Chỉ huy báo cáo tiếp lên Bộ Tư lệnh, Bộ Quốc phòng để có phương án xử lý phù hợp. Được biết, trên địa bàn toàn huyện Gio Linh đã thành lập được 13 “Tổ tự quản tàu thuyền an toàn”, với 352 tàu thuyền và 808 thuyền viên tham gia.

Hiện Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Cửa Việt, địa bàn Đồn quản lý có gần 4.400 hộ, 18 nghìn khẩu. Khu vực này có tới 179 tàu cá trung, xa bờ, chiếm 3/4 lượng tàu cá trung, xa bờ của tỉnh Quảng Trị. Mỗi năm, giá trị kinh tế do các tàu cá trên địa bàn thị trấn làm ra lớn hơn rất nhiều giá trị sản xuất của các xã thuần nông trong nội địa. Vì thế, trách nhiệm của Đồn là thường xuyên tổ chức lực lượng tuần tra, kiểm soát chặt chẽ khu vực được giao phụ trách nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho ngư dân yên tâm vươn khơi bám biển.

Đến nay, mô hình “Tổ tự quản tàu thuyền an toàn” ở Cửa Việt đã duy trì được hơn chục năm và hiện được nhân rộng ra toàn huyện Gio Linh. Đó là mô hình mà mối quan hệ quân - dân gắn bó giữa Bộ đội Biên phòng và ngư dân, thể hiện rõ nét nhất trong một mục tiêu chung là vừa thúc đẩy phát triển kinh tế, vừa bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo quốc gia nên cần được nhân rộng ra các địa phương ven biển khác.

 

 

Nguyễn Hoàng

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline