Hotline: 0941068156

Thứ ba, 14/05/2024 21:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ ba, 14/05/2024

Hạn hán tại kênh đào Panama cản trở thương mại toàn cầu

Thứ ba, 23/01/2024 08:01

TMO - Những biện pháp như xây hồ chứa nước và làm mưa nhân tạo đều cần thời gian dài để thực hiện trong khi kênh đào Panama đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ hạn hán.

Kênh đào Panama dựa vào nước mưa để di chuyển tàu biển qua một loạt âu tàu đóng vai trò như thang máy nước, nâng tàu lên và đi qua giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Tuy nhiên, tình trạng thiếu nước do lượng mưa thấp buộc các nhà vận hành phải hạn chế số lượng tàu đi qua. Mực nước sụt giảm tại kênh đào Panama có thể khiến con số thiệt hại tăng lên 500 triệu đến 700 triệu USD so với dự báo trước đó là 200 triệu USD. Chính quyền địa phương đã buộc phải giảm số tàu qua lại xuống còn 24 lượt/ngày so với 38 lượt/ngày vào thời điểm trước khi hạn hán xảy ra. Dự kiến, trong quý đầu tiên của năm tài chính 2024, tuyến đường này có lượng hàng hóa vận chuyển ít hơn 20% so với cùng kỳ năm trước.

Mực nước giảm đáng báo động tại Kênh đào Panama xảy ra vào lúc tuyến thương mại qua biển Đỏ đang bị đe dọa bởi các cuộc tập kích của lực lượng Houthi ở Yemen và căng thẳng tiếp tục leo thang khiến nhiều hãng vận tải đường biển đã phải định tuyến lại cho hàng tiêu dùng cũng như nguồn cung cấp năng lượng. Cục quản lý kênh đào Panama (PCA) đang cân nhắc những giải pháp tiềm năng bao gồm xây hồ bơm nước vào kênh đào và làm mưa nhân tạo để tăng lượng mưa, nhưng cả hai lựa chọn đều cần nhiều năm để tiến hành nếu khả thi.

Hạn hán tại kênh đào Panama cản trở thương mại toàn cầu. 

Với lượng nước hạ thấp 1,8 m so với mức thông thường, cục quản lý kênh đào phải hạn chế lượng tàu đi qua. Hạn chế áp dụng cuối năm ngoái là mức ngặt nghèo nhất từ năm 1989. Một số công ty vận tải trả hàng triệu USD để không phải xếp hàng, trong khi nhiều đơn vị khác đi theo lộ trình dài và tốn kém hơn vòng quanh châu Phi hoặc Nam Mỹ.

Tình trạng của kênh đào phản ánh ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới lưu thông thương mại toàn cầu. Hạn hán tạo ra những yếu huyệt trên sông Mississippi ở Mỹ và sông Rhine ở châu Âu. Tại Anh, mực nước biển tăng lên làm tăng nguy cơ ngập lụt dọc sông Thames. Băng tan tạo ra các tuyến đường thủy mới ở Bắc Cực.

Trong điều kiện bình thường, kênh đào Panama giải quyết khoảng 3% khối lượng giao dịch hàng hải toàn cầu và 46% lượng container chuyển từ Đông Bắc Á tới bờ Đông nước Mỹ. Kênh đào này là nguồn thu lớn nhất của Panama, mang về 4,3 tỷ USD trong năm 2022. Để 24 tàu đi qua một ngày trong mùa khô, kênh đào sẽ xả nước từ hồ Alajuela, một hồ chứa nước phụ. Nếu những cơn mưa bắt đầu vào tháng 5, kênh đào có thể tăng lượng lưu thông, tuy nhiên đó chỉ là giải pháp ngắn hạn. Trong dài hạn, giải pháp chủ chốt đối với tình trạng thiếu nước trầm trọng là xây đập trên sông Indio, sau đó khoan một đường hầm xuyên núi để dẫn nước ngọt qua 8 km vào hồ Gatún, hồ chứa nước chính của kênh đào. 

Biến đổi khí hậu đặc biệt là hạn hán cản trở tuyến đường thủy sẵn có suốt hơn một thế kỷ. Khi bắt đầu hoạt động năm 1914, kênh đào cung cấp lựa chọn thay thế kênh đào Suez, mũi Hảo Vọng và eo biển Magellan để vận chuyển hàng hóa giữa Bắc và Nam bán cầu. Hiện nay, các công ty vận chuyển đang quay lại với cả 3 lựa chọn trên để tránh nút tắc nghẽn ở Panama. Trong khi Suez là kênh đào ở mực nước biển, Panama là kênh nước ngọt phụ thuộc vào hồ nhân tạo nên dễ bị ảnh hưởng bởi hạn hán. Các chuyên gia cho biết có thể mất một năm để hồ nước trở về lưu lượng thông thường. 

 

 

Thu Hương 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline