Hotline: 0941068156

Thứ hai, 06/05/2024 07:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 06/05/2024

Hài hòa lợi ích trong cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ

Thứ tư, 22/12/2021 14:12

TMO - Mới đây, Hà Nội ban hành Quyết định 5289/QĐ-UBND về việc triển khai đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn. Theo đề án, Hà Nội sẽ tiến hành tổng kiểm tra, rà soát, kiểm định các khu chung cư cũ. Động thái cho thấy sự quyết tâm của chính quyền Hà Nội trong việc nâng cao chất lượng sống cho người dân. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để làm được điều này, Hà Nội phải giải được bài toán hài hòa lợi ích giữa các bên (Nhà nước, doanh nghiệp và người dân).

Đẩy nhanh cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ

Theo Sở Xây dựng Hà Nội, trên địa bàn thành phố hiện có khoảng 1.579 khu nhà chung cư cũ, các chung cư cũ này được xây dựng từ những năm 1960 - 1992, trong quá trình sử dụng đã xuống cấp, dẫn đến một số nhà hư hỏng nặng, nguy hiểm.

(Ảnh minh họa)

Giai đoạn từ năm 2005-2014, Hà Nội mới chỉ cải tạo xây mới 19 nhà (đạt khoảng 1,2%). Tuy nhiên, từ năm 2014 đến khi Luật Nhà ở 2014, Nghị định 100/2015 được ban hành và có hiệu lực thi hành đến nay không có dự án mới nào được bổ sung thêm, tiến độ thực hiện chậm, kém hiệu quả. Quá trình cải tạo chung cư cũ gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, đặc biệt là liên quan đến vấn đề bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Trong kỳ họp thứ hai HĐND TP. Hà Nội (khóa XVI) diễn ra hồi cuối tháng 9 vừa qua, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết, Thành ủy, HĐND, UBND TP xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách cần phải khẩn trương triển khai nhằm đảm bảo sự an toàn, tính mạng, tài sản và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Để cụ thể hóa khẳng định trên, Hà Nội đã ban hành Nghị quyết 06-NQ/TU về Đề án Cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn TP. Nghị quyết lưu ý cần đẩy nhanh tiến độ rà soát, kiểm định, đánh giá toàn diện hiện trạng các khu chung cư cũ...

Dư luận cho rằng, đây là cơ sở quan trọng, để các sở, ngành, địa phương của Hà Nội vào cuộc đồng bộ, đẩy mạnh cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ.

Là người sống nhiều năm trong khu nhà tập thể cũ ở phường Nghĩa Tân (Cầy Giấy), bà Lê Thị Phương chia sẻ: Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ thực sự là niềm mong mỏi của những hộ dân sống tại các khu tập thể từ nhiều năm nay. Đề án chỉ rõ những nhiệm vụ rất cụ thể, trong đó có các chính sách về giải phóng mặt bằng, bố trí nhà tạm cư, cơ chế bồi thường, hỗ trợ tái định cư nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người dân… Hi vọng, người dân ở trong những khu tập thể cũ như tôi sẽ sớm được ở trong nhưng ngôi nhà mới an toàn, tiện nghi hơn.

Theo kế hoạch, trong giai đoạn tử 2021 – 2025, Hà Nội dự kiến sẽ bố trí khoảng 500 tỷ đồng từ nguồn ngân sách, ưu tiên kiểm định trước đối với chung cư cũ có nguy cơ sụp đổ hoặc hư hỏng nặng. Cũng trong giai đoạn này, thành phố sẽ lựa chọn triển khai ban đầu 10 khu chung cư cũ có tính khả thi cao như: Kim Liên, Trung Tự, Khương Thượng, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Nam, Nghĩa Tân... và 4 khu có nhà nguy hiểm cấp D (Giảng Võ; Thành Công; Ngọc Khánh; Bộ Tư pháp). Với 14 dự án cải tạo xây dựng lại nhà chung cư đang triển khai sẽ tiếp tục đẩy nhanh tiến độ.

Theo tìm hiểu, hiện phường Thành Công (Ba Đình) có khoảng 80 khu tập thể từ 2 đến 5 tầng, được xây dựng từ nhiều thập kỷ trước, đều trong tình trạng hư hỏng, xuống cấp. Một số ý kiến cho rằng, để bảo đảm cảnh quan đô thị và tránh gia tăng dân số, tạo áp lực lên cơ sở hạ tầng, không nên cải tạo, xây mới trên chính mặt bằng chung cư cũ mà phải có dự án quy hoạch tổng thể.

Trường hợp chưa đủ nguồn kinh phí xây dựng đồng bộ thì trên cơ sở quy hoạch tổng thể, cần đầu tư trước về cơ sở hạ tầng, xây dựng mới một số tòa nhà để dùng chính quỹ căn hộ tại đây làm nơi "di dân"... Với các dự án xây dựng mới nhà chung cư cũ, Nhà nước cần đứng ra giải phóng mặt bằng, giao mặt bằng sạch cho các chủ đầu tư.

Giới chuyên gia cho rằng, việc cải tạo chung cư cũ ở Hà Nội phải hài hòa lợi ích giữa các bên (Nhà nước, doanh nghiệp và người dân). Làm được việc này sẽ tạo ra sự đồng thuận từ người dân. Mặt khác, cũng cần công khai, minh bạch trong chế độ ưu đãi với nhà đầu tư, đối tượng hưởng chính sách.

 

 

Vũ Minh

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline