Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 20/04/2025 02:04

Tin nóng

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Tây Ban Nha: Hướng đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quảng Nam: Găng néo gần 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản Việt Nam

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Chủ nhật, 20/04/2025

Hải Dương: Tình trạng xâm nhập mặn đến sớm hơn mọi năm

Thứ sáu, 08/11/2024 09:11

TMO - Xu hướng xâm nhập mặn tại các sông trên địa bàn huyện Tứ Kỳ, Thanh Hà (tỉnh Hải Dương) hiện nay đến sớm hơn và diễn ra thường xuyên, với mức độ xâm lấn sâu đe dọa tới sản xuất nông nghiệp.

Cụ thể, năm 2024 tình trạng xâm nhập mặn ở một số tuyến sông thuộc địa phận các huyện Tứ Kỳ, Thanh Hà (Hải Dương) như sông Luộc, Thái Bình... đến sớm hơn năm 2023 khoảng 1 tháng.

Theo đơn vị Khai thác công trình thủy lợi Hải Dương, độ mặn của nước sông Thái Bình tại cửa cống chợ Dậu (xã Quang Trung, huyện Tứ Kỳ) đo được lúc 7 giờ ngày 2/11 là 2,5‰; độ mặn nước sông Luộc tại cửa cống Lều Vịt ở xã Nguyên Giáp (cùng huyện Tứ Kỳ) lúc 7 giờ ngày 3/11 là 2‰.

Tại huyện Thanh Hà, lúc 7 giờ ngày 2/11, độ mặn của nước sông Mía đo được tại cống Thuần A là 5,3‰; độ mặn của nước sông Rạng tại cống sông Hương là 1,8‰. Năm trước, tình trạng xâm nhập mặn ở các tuyến sông tại Hải Dương xuất hiện sớm nhất vào ngày 12/12. Điều đó cho thấy, tình trạng xâm nhập mặn tại các sông trong tỉnh Hải Dương diễn ra thường xuyên và sớm hơn các năm.

Hiện, xâm nhập mặn tại một số sông tại tỉnh Hải Dương đến sớm hơn khoảng 1 tháng so với năm 2023. (Ảnh minh hoạ). 

Trước thực trạng trên, đơn vị Khai thác công trình thủy lợi tỉnh Hải Dương đang duy trì 17 điểm đo kiểm soát độ mặn tại nhiều cửa cống trên các sông: Hàn Mấu, Đá Vách, Kinh Thầy (Kinh Môn); Rạng, Mía (Thanh Hà); Lạch Tray (Kim Thành); Luộc, Thái Bình (Tứ Kỳ). Việc kiểm soát độ mặn sẽ được duy trì thường xuyên từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Điều này giúp kiểm soát, điều tiết nước phục vụ sản xuất an toàn hơn. Bên cạnh đó đơn vị đã xây dựng kế hoạch phòng chống hạn vụ đông xuân 2024-2025 để chủ động ứng phó với tình trạng xâm nhập mặn và nguồn nước sông thuộc hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải ,có những thời điểm bị ô nhiễm gây khó khăn cho việc lấy nước phục vụ sản xuất.

Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn cho sản xuất nông nghiệp, giảm thiểu tối đa thiệt hại hại do xâm nhập mặn gây ra, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Hải Dương đề nghị các cơ quan, đơn vị có liên quan và UBND các cấp thực hiện Công điện của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh về việc ứng phó xâm nhập mặn, theo dõi chặt chẽ diễn biến, Sở NN&PTNT cảnh báo kịp thời sự ảnh hưởng của xâm nhập mặn tới người dân để phòng, chống, đảm bảo an toàn, thích ứng với xâm nhập mặn trong sản xuất nông nghiệp…/.

 

Vân Anh

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline