Hotline: 0941068156

Thứ năm, 06/02/2025 20:02

Tin nóng

Tình hình sản xuất nông, lâm, thủy sản và công nghiệp tháng 1/2025

18 địa phương được giao mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 từ 10% trở lên

Hành động quyết liệt để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên

Chậm nhất đến năm 2031 phải hoàn thành Nhà máy điện hạt nhân

Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Giám sát chặt chẽ các địa phương thực hiện có hiệu quả phong trào trồng cây

Hàng nghìn người đi lễ đền Trần ngày Mùng 2 Tết

[Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025] Các địa phương cần tổ chức thiết thực, hiệu quả

Chào năm mới Ất Tỵ 2025

Người dân ùn ùn đổ về trung tâm xem bắn pháo hoa đón Giao thừa

Hà Nội dừng trình diễn drone trong đêm đón Giao thừa Tết Ất Tỵ

Hà Nội tổ chức 30 điểm bắn pháo hoa đêm Giao thừa

Giấy phép khai thác khoáng sản lòng sông phải thể hiện thời gian được phép hoạt động khai thác

Kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm ATTP dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân 2025

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

Thứ năm, 06/02/2025

Hải Dương kiểm soát các nguồn thải gây ô nhiễm không khí

Thứ năm, 06/02/2025 08:02

TMO - Tỉnh Hải Dương tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm kiểm soát hiệu quả các nguồn thải nguy cơ gây ô nhiễm không khí trên địa bàn tỉnh.

Theo đánh giá của ngành chức năng tỉnh, chất lượng môi trường không khí của tỉnh Hải Dương tương đối ổn định ở mức tốt, tuy nhiên một số khu vực như thành phố Hải Dương, thành phố Chí Linh, thị xã Kinh Môn, các huyện Tứ Kỳ, Bình Giang, Cẩm Giàng… có nồng độ bụi cao hơn so với các khu vực khác là do sự tập trung của các khu công nghiệp, mỏ khai khoáng và hệ thống giao thông đông đúc.

Tuy nhiên cùng với quá trình đô thị hóa, sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, xã hội đặc biệt là công nghiệp và giao thông, cho thấy tiềm ẩn nguy cơ phát thải một số chất có khả năng gây ô nhiễm môi trường không khí trên địa bàn tỉnh như: bụi (TSP, PM10, PM2,5), các chất khí CO, SO2, NO2… và đặc biệt là khí thải nhà kính CO2.

Tại hoạt động công nghiệp: trong đó các lĩnh vực khai thác đá, sản xuất than cốc, xi măng và sắt thép là một trong các ngành phát thải khí nhiều hơn so với các ngành khác, trong đó các chất thải chủ yếu gồm: CO2, NOx và bụi TSP. Hoạt động giao thông với số lượng các phương tiện giao thông ngày càng tăng nên lượng khí thải từ ô tô các loại, xe máy, các xe cơ giới khác thường xả ra môi trường không khí các chất độc hại như CO2, NO2, SO2, VOC và bụi mịn PM10, PM2.5.

Hoạt động xây dựng được đánh giá là hoạt động phát thải bụi đáng kể nhất tương đương với hoạt động giao thông đường bộ. Hải Dương là tỉnh đang phát triển công nghiệp, hoạt động xây dựng hạ tầng kỹ thuật, đô thị và dân dụng diễn ra mạnh mẽ. Trong Quy hoạch tỉnh Hải Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Hải Dương sẽ phát triển hệ thống đô thị với 28 đô thị, trong đó 14 đô thị hiện hữu và 14 đô thị mới gồm 2 đô thị loại V hiện trạng và hình thành 12 đô thị mới trên cơ sở nâng cấp các xã nông thôn có điều kiện kinh tế - xã hội, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật phát triển. Quá trình xây dựng phát triển phải huy động nhiều loại máy móc, phương tiện vận chuyển tại các công trình xây dựng phát sinh ra các chất ô nhiễm bao gồm bụi, SO2, NOx, CO, VOCs.

Hoạt động nông nghiệp: trồng trọt đặc biệt là trồng lúa và ngô thường gắn liền với việc bón phân, trồng, thu hoạch, đốt phụ phẩm nông nghiệp như rơm rạ và các gốc cây là nguồn phát sinh bụi mịn PM10, PM2.5; hoạt động chăn nuôi (chủ yếu là trâu, bò, lợn, gia cầm) với quá trình xử lý chất thải thường phát sinh các khí CH4, NH3 vào môi trường không khí.

Hoạt động chôn lấp và xử lý rác thải: Hoạt động xử lý chất thải rắn sinh hoạt hiện tại áp dụng theo hai phương pháp: Đốt tiêu hủy tại các nhà máy vàchôn lấp tại các bãi chôn lấp theo quy hoạch của UBND cấp huyện và cấp xã. Theo báo cáo của UBND các huyện, thị xã, thành phố và kết quả thống kê sơ bộ của Sở Tài nguyên và Môi trường, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn tỉnh khoảng 1.297 tấn/ngày đêm. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt của thành phố Hải Dương (đô thị loại I) hiện nay đạt 95%; đối với khu vực đô thị loại III (thành phố Chí Linh, thị xã Kinh Môn) tỷ lệ thu gom đạt 90%; tại các khu vực đô thị khác (thị trấn) đạt khoảng 85%.

Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có 03 Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt với công suất thiết kế đốt tiêu hủy theo dự án đầu tư đã được phê duyệt là 498 tấn/ngày đêm, ủ mùn compost 90 tấn/ngày đêm. Xử lý bằng phương pháp chôn lấp tại 436 bãi chôn lấp với khối lượng khoảng 675 tấn/ngày, tương ứng 52 % lượng chất thải phát sinh.

Hoạt động sản xuất công nghiệp, giao thông là những nguồn thải nguy cơ gây ô nhiễm môi trường không khí nếu không được kiểm soát hiệu quả. 

Thời gian qua, UBND tỉnh đã phê duyệt mạng lưới các điểm quan trắc môi trường nước, không khí trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, trong đó thực hiện lấy mẫu môi trường không khí tại 71 vị trí quan trắc với tần suất 4 lần/năm; triển khai Đề án “Nâng cao năng lực quan trắc môi trường tỉnh giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2025”, trong đó lắp đặt 10 trạm quan trắc khí thải tự động, liên tục nhằm theo dõi chất lượng môi trường không khí 24/24 giờ. 

Duy trì vận hành hệ thống thông tin website của Sở Tài nguyên và Môi trường, hệ thống mạng thông tin Quan trắc môi trường tự động trên địa bàn tỉnh; giám sát, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và mạng nội bộ, mạng chuyên ngành luôn được đảm bảo thông suốt, ổn định và an toàn thông tin, dữ liệu; thực hiện tốt công tác quản lý, lưu trữ và khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường, đảm bảo tài liệu được an toàn, không bị thất thoát, hư hỏng; khắc phục sự cố trên phần mềm giám sát môi trường tự động ENVISOFT trên máy chủ.

Từ năm 2021, UBND tỉnh ban hành Danh mục tạm dừng thu hút đầu tư với 8 nhóm ngành có nguy cơ ô nhiễm; triển khai giám sát các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính cho các nhóm ngành; kiểm kê khí nhà kính của các cơ sở thuộc các danh mục phải thực hiện kiểm kê theo quy địnhCác địa phương đã hướng dẫn người dân sử dụng hầm biogas trong chăn nuôi để tận thu khí CH4 phục vụ đun nấu, sử dụng bếp đun cải tiến, đèn tiết kiệm điện, các phương tiện giao thông ít phát thải khí nhà kính.

Phổ biến rộng rãi công nghệ xử lý và tái sử dụng phụ phẩm, phế thải trong sản xuất nông nghiệp làm thức ăn chăn nuôi, trồng nấm, làm nguyên liệu công nghiệp, biogas và khuyến khích sử dụng phân bón hữu cơ thay thế phân vô cơ; nghiên cứu, hợp tác xây dựng các mô hình giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất nông nghiệp.

Tỉnh đã quan tâm triển khai quy hoạch, xây dựng các đô thị với mục tiêu: Phát triển thành phố Hải Dương thành đô thị văn minh, xanh, thân thiện với môi trường, chủ động ứng phó biến đổi khí hậu; thành phố Chí Linh - đô thị thông minh - sinh thái xanh - nghỉ dưỡng; thị xã Kinh Môn phát triển hài hoà giữa đô thị dịch vụ công nghiệp và đô thị sinh thái…

Tỉnh Hải Dương đặt mục tiêu trong năm 2025: Tiếp tục duy trì trên phạm vi toàn tỉnh, các thông số cơ bản trong môi trường không khí xung quanh trong những năm qua có giá trị nồng độ đáp ứng và nằm trong ngưỡng GHCP theo QCVN 05:2023/BTNMT bao gồm: SO2, NO2, CO, Pb, HC, PM10 , PM2.5 đồng thời tăng cường công tác cảnh báo, dự báo và giám sát, kiểm soát chất lượng môi trường không khí.

Đối với thông số TSP ở một số vị trí quan trắc vượt quá giới hạn cho phép theo QCVN 05:2023/BTNMT: giảm thiểu 1% hàm lượng TSP tại từng điểm vượt so với giá trị đo được hiện tại. Các vị trí cụ thể như sau: Làng nghề gỗ Đông Giao, xã Lương Điền, huyện Cẩm Giàng, Ngã tư (gốc đa) Quốc lộ 17B tại phường Minh Tân, thị xã Kinh Môn, đường 5A tại nút giao với đường 388, thị trấn Phú Thái, huyện Kim Thành, đường 5A tại nút giao với đường Nguyễn Lương Bằng, thành phố Hải Dương, đường 391 tại Ngã Tư Mắc, xã Quang Phục, huyện Tứ Kỳ, đường 394 tại điểm giao với đường 392, xã Long Xuyên, huyện Bình Giang, đường 390B tại xã Hồng Lạc, huyện Thanh Hà.

Mục tiêu đến năm 2030, 100% các doanh nghiệp thuộc đối tượng phải lắp đặt và vận hành hệ thống quan trắc khí, bụi thải tự động, liên tục và truyền dữ liệu online về Sở Tài nguyên và Môi trường để theo dõi, quản lý 100% số doanh nghiệp có phát thải khí bụi thải phải đầu tư lắp đặt, vận hành hệ thống thiết bị xử lý bụi, khí thải đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.

Quy hoạch tỷ lệ cây xanh để giảm phát thải khí nhà kính tại các khu vực sản xuất công nghiệp: 20%, tại các khu đô thị đạt:10%Không chấp nhận các dự án đầu tư với công nghệ lạc hậu phát khí thải thải lớn, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao. Nâng cấp, duy trì quản lý vận hành các trạm quan trắc môi trường tự động, liên tục xung quanh đã được tỉnh đầu tư phục vụ công khai thông tin về chất lượng môi trường không khí xung quanh tại các khu vực đã thực hiện lắp đặt trạm quan trắc không khí xung quanh tự động trên các phương tiện thông tin đại chúng

Các đơn vị sản xuất lắp đặt hệ thống quan trắc khí thải tự động để ngành chức năng kiểm soát hiệu quả. 

Đối với phát thải từ nguồn di động: Tại các điểm: Đường 391 tại Ngã Tư Mắc, xã Quang Phục, huyện Tứ Kỳ; đường 394 tại điểm giao với đường 392, xã Long Xuyên, huyện Bình Giang có mức vượt QCVN 05:2023/BTNMT với thông số TSP từ 1,1-1,4 lần: giảm nồng độ bụi TSP dưới GHCP theo QCVN.

Tại các điểm: Ngã tư (gốc đa) Quốc lộ 17B tại phường Minh Tân, thị xã Kinh Môn; đường 5A tại nút giao với đường 388, thị trấn Phú Thái, huyện Kim Thành; đường 5A tại nút giao với đường Nguyễn Lương Bằng, thành phố Hải Dương; đường 390B tại xã Hồng Lạc, huyện Thanh Hà có mức vượt GHCP theo QCVN 05:2023/BTNMT với thông số TSP từ 2 lần trở lên: giảm nồng độ bụi TSP từ 20-30%.

Loại bỏ và nghiêm cấm 100% các xe cơ giới không còn đủ điều kiện tham gia giao thông. 100% các phương tiện vận tải chở vật liệu xây dựng và hàng hóa phải có biện pháp che chắn đảm bảo quy định về an toàn giao thông và vệ sinh môi trường khi lưu thông trên đường.

Đối với phát thải từ nguồn diện: Tại khu vực làng nghề gỗ Đông Giao, xã Lương Điền, huyện Cẩm Giàng có kết quả quan trắc nồng độ bụi TSP vượt mức 56-225 µg/m3 trong 3 năm gần đây, mục tiêu giảm nồng độ thông số này về GHCP của QCVN Kiểm soát hiệu quả các nguồn khí thải phát sinh từ các hoạt động dân sinh, xây dựng, nông nghiệp; hạn chế tối đa và tiến tới chấm dứt đốt phế phẩm nông nghiệp tự phát sau thu hoạch; 100% công trình xây dựng thực hiện nghiêm các biện pháp bảo vệ môi trường trong thi công và vận chuyển nguyên vật liệu. 100% các trang trại chăn nuôi quy mô lớn lắp đặt công trình xử lý chất thải, xử lý mùi.

Đầu tư xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo Quy hoạch tỉnh Hải Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 1639/QĐ-TTg ngày 19/12/2023, từng bước giảm các bãi chôn lấp, xóa bỏ các bãi rác tự phát gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh.

Thẩm định chặt chẽ hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường, hồ sơ cấp Giấy phép môi trường trong đó yêu cầu các cơ sở phát sinh khí, bụi thải phải thực hiện nghiêm việc đầu tư công trình, lắp đặt, vận hành thiết bị công nghệ xử lý đảm bảo đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về môi trường; lắp đặt và vận hành thiết bị quan trắc khí bụi thải tự động, liên tục theo quy định (đối với cơ sở thuộc đối tượng phải lắp đặt). 

Khuyến khích các đơn vị, doanh nghiệp công nghiệp đầu tư đổi mới thiết bị, lựa chọn công nghệ hiện đại, tiết kiệm năng lượng, hiệu quả nhằm giảm thiểu phát thải các chất ô nhiễm ra môi trường. Bổ sung vị trí quan trắc xung quanh các khu công nghiệp đang hoạt động và các vị trí gần nhà máy nhiệt điện, nhà máy sản xuất thép, nhà máy xi măng vào mạng lưới quan trắc định kỳ của tỉnh giai đoạn 2026-2030.

Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các đơn vị kiểm định khí thải thực hiện việc kiểm định, kiểm soát khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ theo các hướng dẫn của Trung ương; phát triển mạng lưới, phương tiện giao thông công cộng, các phương tiện giao thông vận tải sử dụng năng lượng, nhiên liệu sạch, thân thiện môi trường (xe chạy điện). - Kiểm soát chặt chẽ công tác đăng ký, đăng kiểm xe ôtô, xe môtô 2 bánh sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới đảm bảo tiêu chuẩn khí thải.

Thực hiện nghiêm các giải pháp ngăn ngừa, giảm thiểu phát tán bụi, khí thải ra môi trường xung quanh do hoạt động thi công xây dựng theo Quyết định số 23/2024/QĐ-UBND ngày 18/7/2024 của UBND tỉnh Ban hành Quy định về thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn xây dựng và quy hoạch địa điểm đổ chất thải từ hoạt động xây dựng; bùn thải từ bể phốt, hầm cầu và bùn thải từ hệ thống thoát nước trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Thực hiện việc kiểm kê phát thải với tất cả các nguồn diện như: đốt sinh khối, hoạt động xây dựng, hoạt động dân sinh… trên địa bàn tỉnh.

 

 

Hoàng Hải 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline