Hotline: 0941068156

Thứ năm, 04/07/2024 17:07

Tin nóng

GDP 6 tháng đầu năm ước tăng 6,42% so cùng kỳ

Việt Nam mong muốn đẩy mạnh hợp tác phát triển kết cấu hạ tầng chiến lược

Bảo đảm cung ứng đủ điện, xăng dầu trong mọi tình huống

Tổng thống Putin: Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của Liên bang Nga

Việt – Nga: Dầu khí - năng lượng là trụ cột quan trọng trong hợp tác kinh tế

Thêm 6 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Sơ kết Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam 2024

Phóng viên, Nhà báo cần đổi mới tư duy, sáng tạo linh hoạt trong bối cảnh chuyển đổi số báo chí

Thanh Oai (Hà Nội): Thêm 2 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

VACNE: Cơ bản hoàn thành cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên – nền tảng chuyển đổi xanh”

Trên 30 cây cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Ứng phó mưa lũ: Rà soát, sơ tán người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường trả lời nhiều vấn đề đang được cử tri quan tâm

Trên 100 đại biểu đăng ký chất vấn Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

PGS.TS. Đỗ Văn Dung giữ chức Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường tỉnh Ninh Bình

Hà Nam: Muỗm cổ thụ trên 350 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thừa Thiên-Huế: Tổ chức Lễ công nhận Cây Di sản tại trường THCS Phú Lộc

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 04/07/2024

Hải Dương khắc phục tình trạng ô nhiễm trên hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải

Thứ sáu, 14/06/2024 07:06

TMO - Trước tình trạng ô nhiễm kéo dài tại hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải, đoạn qua địa bàn tỉnh Hải Dương, chính quyền địa phương vẫn đang triển khai đồng bộ  nhiều giải pháp nhằm kiểm soát, hạn chế ô nhiễm. 

Trên địa bàn tỉnh Hải Dương, hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải đi qua 7 huyện, thành phố gồm: Cẩm Giàng, Bình Giang, Tứ Kỳ, Gia Lộc, Ninh Giang, Thanh Miện và TP Hải Dương với chiều dài 124 km, gồm 8 tuyến của kênh trục chính: Kim Sơn, Cửu An, Tây Kẻ Sặt, Tràng Kỹ, Đình Đào, Kênh Cái, Lộng Khê - An Thổ, Lộng Khê - Cầu Xe.

Hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải đoạn qua Hải Dương không những phải hứng chịu dòng ô nhiễm từ thượng nguồn đổ về, mà ngay trong tỉnh cũng bị ô nhiễm nặng. Khu vực TP.Hải Dương, kênh T1 tiêu nước thải của làng nghề phường Tứ Minh, một phần của khu dân cư phía tây qua trạm bơm Lộ Cương; kênh T2 tiêu nước thải dân cư, bệnh viện, cụm công nghiệp trên địa bàn TP.Hải Dương là 2 tuyến kênh có thể nói ô nhiễm nhất. Nước luôn có màu đen như màu mực, mùi hôi thối nồng nặc, thậm chí nổi nhiều váng, bọt.

Tình trạng ô nhiễm kéo dài tại hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải đoạn qua tỉnh Hải Dương đòi hỏi địa phương này cần quyết liệt triển khai các giải pháp. 

Mặc dù, chính quyền địa phương thường xuyên tuyên truyền, nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường cho người dân. UBND tỉnh đã giao cho sở, ban, ngành rà soát hệ thống thoát nước thải của khu dân cư cũ, làng nghề, cơ sở chăn nuôi dọc hai bên bờ sông Bắc Hưng Hải để có đề xuất mô hình trạm xử lý nước thải tập trung phù hợp với thực trạng thoát nước thải, điều kiện kinh tế, điều kiện quản lý vận hành, tập quán sinh hoạt của khu vực nông thôn. Nhưng trên thực tế hiện nay, hệ thống Bắc Hưng Hải qua một số địa phương đang bị ô nhiễm nghiêm trọng do rác thải, nước sinh hoạt của khu dân cư xả ra trực tiếp khiến đời sống, sinh hoạt của nhiều hộ dân bị đảo lộn, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

Trước thực trạng trên, UBND tỉnh đã giao ngành chức năng phối hợp cùng các địa phương xây dựng kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ giải quyết ô nhiễm môi trường hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải trên địa bàn tỉnh. Dự thảo kế hoạch đưa ra 6 nhóm giải pháp, nhiệm vụ. Đó là hoàn thành quy hoạch các khu xử lý chất thải rắn và hệ thống thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt tập trung, bố trí đủ quỹ đất để thực hiện hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường phù hợp định hướng trong quy hoạch. Ban hành kế hoạch thực hiện quy hoạch cấp tỉnh. Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách để huy động mọi nguồn lực, đặc biệt là xã hội hóa, đầu tư theo hình thức đối tác công tư trong đầu tư các công trình xử lý chất thải rắn và xử lý nước thải tập trung.

Tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng các công trình thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt tập trung, bảo đảm nước thải phát sinh trên địa bàn được thu gom, xử lý toàn bộ, đáp ứng quy chuẩn về nước thải cho phép trước khi thải ra hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải. Đầu tư các hệ thống quan trắc nước thải, nước mặt tự động, liên tục, nhất là đối với các nguồn nước thải có lưu lượng xả thải lớn trên hệ thống Bắc Hưng Hải. Dữ liệu quan trắc môi trường phải được truyền, cập nhật, lưu trữ về các cơ quan có thẩm quyền liên quan để khai thác, sử dụng theo quy định.

Xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung quản lý các nguồn thải ra hệ thống Bắc Hưng Hải phục vụ công tác quản lý, kiểm soát và giám sát nguồn thải. Xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch quản lý, kiểm soát, giám sát đối với từng nguồn thải theo nguyên tắc cấp nào, đơn vị nào phê duyệt, cấp phép xả nước thải vào nguồn nước thì cấp đó, đơn vị đó phải quản lý, kiểm soát, giám sát được nguồn thải đã cấp phép. Kiên quyết không cấp phép đầu tư đối với các dự án đầu tư thuộc nhóm ngành nghề, lĩnh vực tác động ảnh hưởng lớn đến môi trường, sử dụng nhiều tài nguyên của địa phương, sử dụng công nghệ lạc hậu, công nghệ thuộc danh mục công nghệ hạn chế, cấm chuyển giao; không cấp phép môi trường đối với các dự án, cơ sở không bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường, đặc biệt là các dự án, cơ sở không có biện pháp, công trình xử lý nước thải đảm bảo xử lý nước thải đạt quy chuẩn về nước thải cho phép trước khi xả ra hệ thống Bắc Hưng Hải.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường; phòng, chống tội phạm về môi trường và xử lý vi phạm về môi trường đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động xả nước thải vào hệ thống Bắc Hưng Hải và các sông nhánh thuộc hệ thống, đặc biệt là các nguồn thải có lưu lượng lớn; xử lý nghiêm những hành vi vi phạm, đình chỉ hoạt động xả thải, yêu cầu áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm. Kiên quyết xử lý nghiêm hoặc đình chỉ hoạt động đối với trường hợp tái phạm nhiều lần, nếu đủ căn cứ chuyển hồ sơ đến cơ quan điều tra để xử lý hình sự theo quy định pháp luật nhằm nâng cao tính răn đe, tuyên truyền có hiệu quả.

Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức, trách nhiệm về bảo vệ môi trường, đặc biệt là các quy định của Luật bảo vệ môi trường 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành... Mục tiêu kế hoạch đề ra nhằm giải quyết dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường đối với hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải trên địa bàn tỉnh Hải Dương; cải tạo phục hồi môi trường, hệ sinh thái cảnh quan các đoạn sông ô nhiễm; trả lại môi trường ban đầu.

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp thu, thực hiện theo Ban Chỉ đạo chung của quốc gia, liên kết 4 tỉnh, trong nội tỉnh liên kết giữa các huyện, bổ sung chỉnh sửa phù hợp, hoàn thiện kế hoạch. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp tham mưu UBND tỉnh xây dựng kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt các sông nhánh trên địa bàn tỉnh theo quy định; phối hợp xây dựng kế hoạch, lộ trình đầu tư cải tạo, phục hồi môi trường đối với các đoạn sông bị ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục rà soát các cơ sở có nguồn thải lớn thuộc đối tượng phải thực hiện quan trắc môi trường tự động để yêu cầu thực hiện việc lắp đặt hệ thống quan trắc tự động theo đúng quy định...

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát các làng nghề trên địa bàn tỉnh, trong đó rà soát công tác quy hoạch, đầu tư hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng về bảo vệ môi trường; đề xuất phương án, kế hoạch, lộ trình xử lý hoặc xử lý theo thẩm quyền đối với các làng nghề chưa có hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung, bảo đảm nước thải phát sinh từ các làng nghề phải được thu gom, xử lý toàn bộ đạt quy chuẩn Việt Nam về nước thải cho phép trước khi xả ra hệ thống Bắc Hưng Hải. Xây dựng kế hoạch cải tạo mở rộng một số cống dưới đê (Văn Thai, Tiên Kiều, Đò Neo, Lạc Dục, Sông Rùa, Cổ Ngựa, My Động) để tăng cường khả năng lấy nước vào hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải và tranh thủ tiêu thoát, thau rửa nguồn nước...

Trong thời gian qua, bốn tỉnh, thành phố là Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên và Hải Dương đã triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm trên hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải. 

Hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải được xây dựng năm 1958, gồm sông, đập dài hơn 230 km, trạm bơm, đê điều phục vụ tưới tiêu, thoát úng cho bốn tỉnh, thành phố là Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên và Hải Dương. Những năm gần đây, hệ thống công trình này ngày càng ô nhiễm, đặc biệt vào mùa khô.

Theo Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), nước thải sinh hoạt từ các đô thị, khu dân cư tập trung (chiếm khoảng 72%) của 4 tỉnh, thành phố Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên và Hải Dương là nguồn gây ô nhiễm chủ yếu cho hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải. Bên cạnh đó là nước thải từ cụm công nghiệp, làng nghề, trang trại chăn nuôi. Phần lớn những cơ sở này chưa đầu tư xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải theo quy định.

Ngay sau khi có Thông báo số 315/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh đã trực tiếp thị sát và làm việc với các bộ, ngành, địa phương về công tác xử lý ô nhiễm môi trường hệ thống công trình thủy lợi này.

Báo cáo tại Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ xử lý ô nhiễm môi trường hệ thống công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải được tổ chức giữa tháng 5/2024, đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết Bộ đã xây dựng dự thảo Chỉ thị về các giải pháp cấp bách tăng cường kiểm soát ô nhiễm và xử lý ô nhiễm môi trường nước một số lưu vực sông, trong đó có hệ thống Bắc Hưng Hải; thực hiện nhiệm vụ “Xây dựng kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt hệ thống Bắc Hưng Hải;” “Điều tra, đánh giá và đề xuất phương án thí điểm phục hồi các nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt và ô nhiễm các sông Bắc Hưng Hải, Nhuệ- Đáy;” xây dựng Cơ sở Dữ liệu Môi trường Quốc gia trong đó có quản lý các thông tin nguồn thải phát sinh nước thải ra hệ thống Bắc Hưng Hải.

Năm 2023, Cục Kiểm soát Ô nhiễm môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã tổ chức kiểm tra 23 cơ sở có hoạt động xả thải vào hệ thống Bắc Hưng Hải gồm 5 cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội, 6 cơ sở trên địa bàn tỉnh Hải Dương, 5 cơ sở trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh và 7 cơ sở trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. Qua đó, thực hiện xử phạt 7 cơ sở có hành vi vi phạm quy định pháp luật về bảo vệ môi trường.Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm môi trường và Công an 4 địa phương đã xử lý hàng trăm vụ việc, xử phạt vi phạm hành chính gần 28 tỷ đồng.

Để hạn chế ô nhiễm, các khu công nghiệp trên địa bàn các tỉnh, thành phố Bắc Ninh, Hà Nội, Hưng Yên và Hải Dương có hoạt động xả thải ra hệ thống Bắc Hưng Hải đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung.Đối với hoạt động thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt, thành phố Hưng Yên đã có hệ thống thu gom, xử lý nước thải công suất 6.300 m3/ngày đêm.  Cục Viễn thám Quốc gia (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đang lên kế hoạch phối hợp với Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm môi trường khoanh vùng và giám sát các nguồn phát thải cao, nguy cơ gây ô nhiễm trên toàn hệ thống Bắc Hưng Hải thông qua dữ liệu trực tiếp thu về từ trạm viễn thám Vnredsat-1, Spot 6 và các loại dữ liệu phụ trợ khác.

 

 

Lê Trang 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline