Hotline: 0941068156

Thứ ba, 01/07/2025 13:07

Tin nóng

Tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc để tạo nên một khối thống nhất bền chặt

Danh sách Bí thư, Chủ tịch 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Công bố sáp nhập đơn vị hành chính và chỉ định nhân sự

Tiếp tục phát động, triển khai tích cực các phong trào thi đua yêu nước

Hà Nội cắt tỉa cây xanh bảo đảm an toàn mùa mưa bão

Ứng phó mưa lớn: Chủ động rà soát, di dời hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

UNESCO ấn tượng về thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ đề xuất "5 tiên phong" để xây dựng châu Á giàu mạnh

Tỉnh Quảng Trị (mới) cần đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân và hội nhập kinh tế quốc tế

Cảnh quan tự nhiên là tài nguyên cần tích hợp bắt buộc vào quy hoạch đô thị

Hà Nội: Mít cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cần thực hiện ‘3 tiên phong’ trong xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo

Quyết liệt thực hiện giải phóng mặt bằng phục vụ thi công các dự án trọng điểm

Gò Công Tây: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tổng Bí thư nêu 5 nhiệm vụ báo chí cần thực hiện trong kỷ nguyên mới

Tuyệt đối không để gián đoạn trong lãnh đạo, chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai

Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường tổ chức gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

TP. HCM (mới) cần đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng

Điều chỉnh cơ chế tiền vay khuyến khích sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn

Bình Dương: Điệp phèo heo hơn 100 tuổi trong trường học được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ ba, 01/07/2025

Hải Dương đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế bình quân 9,5%

Thứ tư, 20/12/2023 19:12

TMO – Theo Quy hoạch, quy mô dân số tỉnh Hải Dương sẽ đạt khoảng 2,55 triệu người với dân số tăng bình quân khoảng 2,9%/năm. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 90%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 48%. Tỷ lệ trường chuẩn quốc gia phấn đấu các cấp mầm non đạt trên 90%; tiểu học đạt 100%; trung học cơ sở đạt trên 95%; trung học phổ thông đạt trên 90%.

Chính phủ vừa phê duyệt Quy hoạch tỉnh Hải Dương thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050. Theo Quy hoạch này, Hải Dương đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 là tỉnh công nghiệp hiện đại, trung tâm công nghiệp động lực của vùng đồng bằng sông Hồng, có quy mô nền kinh tế lớn trong cả nước. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ; hệ thống đô thị phát triển xanh, thông minh, hiện đại, giàu bản sắc; đạt một số tiêu chí cơ bản của thành phố trực thuộc trung ương. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt khoảng 9,5%/năm

Về kinh tế, Quy hoạch đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt khoảng 9,5%/năm. GRDP bình quân đầu người (theo giá hiện hành) đạt trên 180 triệu đồng. Tỷ lệ đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế đạt 50%; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân đạt 8,5%/năm; tỷ trọng kinh tế số chiếm 35% GRDP; huy động vốn đầu tư toàn xã hội cả thời kỳ khoảng 582 nghìn tỷ đồng.

TP. Hải Dương, tỉnh Hải Dương.

Quy mô dân số đạt khoảng 2,55 triệu người với dân số tăng bình quân khoảng 2,9%/năm. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 90%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 48%. Tỷ lệ trường chuẩn quốc gia phấn đấu các cấp mầm non đạt trên 90%; tiểu học đạt 100%; trung học cơ sở đạt trên 95%; trung học phổ thông đạt trên 90%. Tỷ lệ che phủ rừng từ 5,2% đến 5,6%. Tỷ lệ dân số được sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh đạt 100%. Về kết cấu hạ tầng: phát triển theo hướng đồng bộ, hiện đại, nhất là hạ tầng giao thông vận tải, cấp điện, cấp thoát nước… bảo đảm cho nhu cầu phục vụ sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của người dân; hệ thống đê điều, hồ đập an toàn. Chú trọng đầu tư phát triển hạ tầng xã hội.

Đến năm 2050, Hải Dương đạt tiêu chí của thành phố trực thuộc trung ương; thành phố hiện đại, xanh, thông minh, an ninh, an toàn, bền vững, hội nhập quốc tế sâu rộng, giàu bản sắc văn hóa xứ Đông và là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng. Phát triển công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ chất lượng cao phục vụ các hoạt động sản xuất trên địa bàn và toàn vùng; phát triển kinh tế nông nghiệp đa giá trị tạo sự ổn định cho nền kinh tế.

Quy hoạch định hướng phát triển ngành công nghiệp. Cụ thể: sẽ phát triển công nghiệp theo 4 trụ cột chính, gồm (Tập trung mở rộng và nâng cao chuỗi giá trị, tận dụng liên kết vùng cho các ngành công nghiệp chủ lực; Xây dựng năng lực cạnh tranh chiến lược, tiến tới phát triển các ngành công nghiệp có tiềm năng trong tương lai; Tái cơ cấu các ngành công nghiệp giá trị sản xuất nhỏ; Xây dựng Hải Dương thành trung tâm công nghiệp động lực của vùng đồng bằng sông Hồng, gắn với khu kinh tế chuyên biệt, khu công nghiệp hiện đại)…

Tăng trưởng kinh tế Hải Dương đứng thứ 27/63 tỉnh, thành phố

Tăng trưởng kinh tế tỉnh Hải Dương năm 2022 đạt 9,0%; cao thứ 27/63 cả nước và thứ 8/11 Vùng Đồng bằng sông Hồng (Hà Nội 8,89%; Ninh Bình 8,62%; Bắc Ninh 7,39%). Tăng trưởng khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản (NLTS) đạt 3,4%; công nghiệp – xây dựng là 11,8% (công nghiệp +12,0%, xây dựng +9,8%); dịch vụ tăng 7,7%; thuế và trợ cấp sản phẩm tăng 3,1%.

Cụ thể: Ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng 3,4%; trong đó, ngành nông nghiệp tăng 2,9% tương đương tăng 231 tỷ đồng; ngành thủy sản tăng 6,0% tương đương tăng 83 tỷ đồng; riêng hoạt động dịch vụ nông nghiệp và lâm nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ nên ít tác động đến tăng trưởng của ngành. Ngành công nghiệp, xây dựng tăng 11,8%, đóng góp 6,29 điểm% vào tăng trưởng. Sản xuất công nghiệp phục hồi mạnh mẽ trong quý I nhưng bắt đầu chậm lại trong quý II và quý III khi chi phí đầu vào cho sản xuất tăng và thị trường thế giới có nhiều biến động.

 

 

QUỲNH VÂN

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline