Hotline: 0941068156

Thứ tư, 13/11/2024 05:11

Tin nóng

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Thường trực Ban Bí thư Lương Cường giữ chức Chủ tịch nước

Hải Hà (Quảng Ninh): 2 đa cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Diện tích rừng bị thiệt hại trong 9 tháng của năm 2024 giảm 9,3%

Dừng tiếp nhận tác phẩm tham gia Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn mới, phát triển thực chất, bền vững

Hải Phòng: Cây thị gần 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

An Giang: Cây gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ tư, 13/11/2024

Hà Tĩnh: Trôi cổ thụ 800 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 23/09/2024 15:09

TMO - Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã có Quyết định công nhận cây trôi cổ thụ 800 tuổi nằm trong khuôn viên nhà văn hóa thôn Vĩnh Thắng, xã Hương Vĩnh, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh là Cây Di sản Việt Nam.  

Trước đó, Hội đồng Cây Di sản Việt Nam đã họp, xét duyệt hồ sơ và kết luận cây trôi tại nhà văn hóa thôn Vĩnh Thắng (xã Hương Vĩnh) đạt đầy đủ các tiêu chí và được công nhận là Cây Di sản Việt Nam. Theo quan sát, cây trôi 800 tuổi có chiều cao khoảng gần 30m, chu vi thân hơn 8m, tán cây rộng khoảng hơn 30m, cành lá sum suê, vỏ nhiều khối u, đường gân sần sùi. Điều rất lạ, cây mỗi năm chỉ ra hoa ở một bên. 

Cây trôi cổ thụ hiện vẫn phát triển xanh tốt, nhưng mỗi năm chỉ ra hoa một bên. Ảnh: MX

Theo người dân địa phương, cây trôi cổ thụ gắn với đời sống sinh hoạt văn hóa cộng đồng làng xã, là nơi lưu dấu ký ức về chiến tích bắt biệt kích hàng chục năm trước của người dân thôn Vĩnh Thắng. Chính quyền địa phương cho biết, việc công nhận cây trôi cổ thụ là Cây Di sản Việt Nam giúp bảo vệ đa dạng sinh học, sự phong phú của hệ thực vật và quảng bá lịch sử văn hóa địa phương. Thời gian tới, địa phương sẽ tôn tạo khuôn viên xung quanh và lên phương án bảo vệ tốt hơn để cây trường tồn với thời gian. 

Cây trôi có tán sum suê, vỏ có nhiều khối u, đường gân sần sùi. Ảnh: MX

Trải qua 800 năm, cây trôi vẫn phát triển xanh tốt. Hàng năm cây trôi vẫn mọc những chồi non mới, đơm hoa kết trái, cành lá sum suê, che bóng mát cho dân làng. Ngoài ý nghĩa về mặt sinh thái, cây trôi còn có ý nghĩa tâm linh đặc biệt. Bao thế hệ người dân xã Hương Vĩnh đã coi cây trôi cổ thụ này là một phần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Cây trôi cổ thụ còn là biểu tượng, niềm tự hào chung của cả dân làng, người dân nơi đây luôn nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn, dọn dẹp vệ sinh môi trường xung quanh cây sạch sẽ.

Được biết cây trôi cổ thụ tại văn hóa thôn Vĩnh Thắng, xã Hương Vĩnh, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh là cây cổ thụ có kích thước to nhất trong đợt xét duyệt Cây Di sản của Hội đồng Cây Di sản vào ngày 13/9 vừa qua. Việc vinh danh cây trôi cổ thụ là Cây Di sản Việt Nam có ý nghĩa quan trọng không chỉ với người dân trong khu vực mà còn có giá trị với cộng đồng. Bên cạnh đó còn giúp bảo vệ, bảo tồn tính đa dạng sinh học, nguồn gen thực vật quý báu.  

 

 

Thu Phương

 

Mời bạn đọc tham gia Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024. Theo đó, cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024 do Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam phát động. Đối tượng dự thi là người viết chuyên và không chuyên trong và ngoài nước. Tác phẩm dự thi là bài viết về chủ đề “Cây Di sản Việt Nam”. Những tác phẩm, bài viết về Cây Di sản Việt Nam đã được đăng tải trên các phương tiện truyền thông nhưng chưa tham gia cuộc thi nào vẫn đủ điều kiện tham gia cuộc thi này.

Thời gian tiếp nhận tác phẩm dự thi: Từ ngày 15/3/2024 đến hết ngày 30/9/2024. Lễ trao giải được tổ chức vào cuối tháng 11/2024. Tác phẩm dự thi được gửi đến Ban tổ chức đồng thời theo 2 địa chỉ: Qua đường chuyển phát nhanh: Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường (Tầng 2, số 348 đường Bưởi, Ba Đình, Hà Nội).

E-mail: [email protected]

Cơ cấu giải thưởng gồm 23 giải:

01 Giải đặc biệt trị giá 20.000.000 đồng, kèm Giấy xác nhận đạt giải.

02 Giải A: Trị giá mỗi giải 10.000.000 đồng, kèm Giấy xác nhận đạt giải

05 Giải B: Trị giá mỗi giải 5.000.000đ, kèm Giấy xác nhận đạt giải.

15 Giải C: Trị giá mỗi giải 2.000.000đ, kèm Giấy xác nhận đạt giải. 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline