Hotline: 0941068156

Thứ hai, 20/01/2025 15:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ hai, 20/01/2025

Hà Tĩnh: Trang trại lợn nghi xả thải chưa qua xử lý, ảnh hưởng đến đời sống của người dân

Thứ hai, 03/06/2024 16:06

TMO - Thời gian qua, người dân tại thôn Hội Sơn, xã Kim Hoa, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) bức xúc vì mùi hôi cũng như nguồn thải từ trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn. Mặc dù đã nhiều lần phản ánh với chính quyền địa phương về tình trạng này nhưng đến nay vẫn chưa có phương án xử lý khắc phục triệt để gây ảnh hưởng đến môi trường của những hộ dân sống xung quanh.  

Theo tìm hiểu, trang trại chăn nuôi gây ra nguồn thải ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân khu vực trên là của gia đình hộ ông Trần Hữu Tình. Hiện thôn Hội Sơn có hơn 20 hộ dân với gần 100 nhân khẩu sinh sống và sản xuất nông nghiệp. Di chuyển quanh khu vực này nhất là những ngày nắng nóng dễ dàng cảm nhận được mùi hôi thối trong khu vực. Theo người dân nơi đây, trang trại lợn của ông Trần Ngọc Tình thường xuyên xả thải trực tiếp không qua xử lý ra môi trường, gây mùi hôi thối, nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt của người dân. 

Toàn cảnh trang trại chăn nuôi lợn của ông Trần Hữu Tình tại thôn Hội Sơn, xã Kim Hoa, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh.

Trao đổi với phóng viên, bà T- một hộ dân sinh sống tại thôn Hội Sơn bức xúc nói: “Trang trại của anh Tình trước đây là nuôi bò nhưng không hiệu quả nên mấy năm nay anh chuyển qua nuôi lợn, có những lúc đỉnh điểm anh ấy nuôi hàng chục con lợn nái và hàng trăm con lợn thịt. Về thủ tục pháp lý thì chúng tôi không quan tâm nhưng trại lợn này đã xả thải trực tiếp ra môi trường. Mỗi ngày xả hai lần, vào buổi sáng và chiều tối. Ngày mưa hay ngày nắng gì cũng vậy cả. Mùi hôi thối bốc lên khiến chúng tôi không thở nỗi. Khách đến nhà chơi phải vào trong nhà đóng kín hết tất cả các cửa lại để đỡ ruồi nhặng và mùi hôi”.

Đường ống ngầm từ phía trong trại lợn xả thải trực tiếp ra môi trường.

Anh Trần S (sinh năm 1992), trú ở thôn Hội Sơn cho biết: “Mùi hôi thối từ trại lợn diễn ra vào khoảng từ 6h hàng ngày. Mỗi ngày trại lợn đó xả thải hai lần ra con mương phía dưới, con mương đó dẫn ra cánh đồng mà bà con chúng tôi sản xuất lúa. Sự việc này làm cuộc sống gia đình tôi đảo lộn, mọi người không thể ngủ được khi không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng. Chúng tôi cũng đã phản ánh sự việc lên xã, họp hội đồng cũng đã phản ánh, nhưng sự việc vẫn kéo dài không được xử lý dứt điểm, mỗi lần mưa to nước phân lợn trong mương tràn ra đồng lúa, khiến lúa bị bộp rất nhiều, bà con mất mùa. Phía cuối con mương mà trại lợn anh Tình xả thải có cái đập Vàn Cầu chứa nước cũng bị ảnh hưởng”.  

Toàn bộ tuyến mương dẫn nước để sản xuất lúa, nay thành nơi xả thải của trại lợn khiến hàng chục hộ dân bức xúc.  

Đã từng bị kiểm tra, đôn đốc về việc chấp hành các quy định nhà nước trong hoạt động chăn nuôi 

Theo tìm hiểu của phóng viên, thời điểm tháng 8/2023 ông Tình đã ký vào biên bản kiểm tra và cam kết khắc phục, không xả thải ra môi trường, thế nhưng trên thực tế thì vẫn tăng thêm đàn và vẫn xả thải ra môi trường. Cho tới tháng 10/2023 UBND xã Kim Hoa lại lập đoàn xuống kiểm tra lần thứ 2 do người dân phản ánh, cũng đã lập biên bản yêu cầu anh Trần Hữu Tình chấm dứt việc xả thải ra môi trường, đào ao, lót bạt, làm bể bioga để xử lý chất thải, và giảm đàn về quy mô nông hộ, thế nhưng cho tới tận bây giờ sự việc vẫn chưa được giải quyết dứt điểm khiến bà con nhân dân bức xúc ngày càng lớn.

Biên bản làm việc của UBND xã Kim Hoa năm 2023 đối với chủ trại lợn (ông Trần Hữu Tình).

Hiện trạng

Ngày 23/05/2024, phóng viên Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường đã có mặt tại hiện trường để ghi nhận thực tế. Tại hiện trường, mương nước bên cạnh trại lợn có xuất hiện dòng nước màu đen chảy ra ngoài. Ống dẫn nước thải từ trong trại lợn đang chảy trực tiếp xuống mương nước và chảy theo dòng dẫn ra phía trước cánh đồng lúa, gây mùi hôi thối nồng nặc.

Nguồn thải từ trang trại chăn nuôi lợn ảnh hưởng đến chất lượng môi trường khu vực. 

Để làm rõ hơn về việc chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường từ cơ sở chăn nuôi này, sau nhiều lần liên hệ với Chủ tịch xã Kim Hoa, ngày 30/5 phóng viên đã làm việc với ông Đoàn Quốc Lĩnh- Phó Chủ tịch UBND xã Kim Hoa.

Trong buổi làm việc với phóng viên, ông Đoàn Quốc Lĩnh cho biết: “Sự việc người dân phản ánh là đúng. Anh Trần Hữu Tình trước đây là cán bộ công chức làm trạm trưởng trạm Sơn Kim 2, nhưng sau đó ông nghỉ việc về mở trang trại chăn nuôi bò lai. Sau đó mô hình nuôi bò không hiệu quả nên chuyển qua nuôi lợn. Tôi khẳng định hiện tại trại lợn của anh Tình cho tới thời điểm này chưa có bất cứ hồ sơ pháp lý gì cả, cũng khẳng định là không ai cấp phép làm trang trại chăn nuôi lợn ở đó cả”.

Ông Lĩnh cho biết thêm: “Sau khi nhận được phản ánh của người dân, vào tháng 8/2023 chúng tôi đã đến kiểm tra và lập biên bản một lần rồi. Khi đó trang trại này có gần 50 con lợn nái, 120 con lợn thịt. Chúng tôi yêu cầu gia đình phải chấm dứt ngay việc xả thải trực tiếp ra môi trường, và giảm đàn về mô hình chăn nuôi hộ gia đình”.

Trước tình trạng các nguồn thải từ trang trại nuôi lợn trên địa bàn có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân, UBND xã Kim Hoa, UBND huyện Hương Sơn cần tăng cường giám sát, kiểm tra và xử lý nghiêm, kịp thời nếu phát hiện vi phạm đồng thời đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền về việc tuân thủ các quy định về môi trường trong hoạt động chăn nuôi của các hộ sản xuất trong khu vực. 

Điều 58 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định: Chất thải phát sinh trên địa bàn nông thôn phải được quản lý theo quy định của pháp luật; chất thải sinh hoạt hữu cơ, chất thải từ chăn nuôi, chế biến và phụ phẩm nông nghiệp phải được thu hồi, tái sử dụng hoặc làm nguyên liệu sản xuất; Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp, chế biến phải phù hợp với quy hoạch, tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, bảo đảm không ảnh hưởng đến chất lượng môi trường xung quanh; chất thải phải được thu gom, tái sử dụng, xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường;

Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thống kê và quản lý các loại chất thải sinh hoạt, nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát sinh trên địa bàn; tổ chức hoạt động giữ gìn vệ sinh, cải tạo cảnh quan nông thôn; quy định về hoạt động tự quản về bảo vệ môi trường trên địa bàn nông thôn;

Điều 60 của Luật này cũng quy định: Chuồng trại chăn nuôi quy mô hộ gia đình phải bảo đảm vệ sinh, không gây ô nhiễm tiếng ồn, phát tán mùi khó chịu; chất thải từ hoạt động chăn nuôi phải được thu gom, xử lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan. 

 

Tiếp tục thông tin!

 

Mỹ Hà

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline