Hotline: 0941068156

Thứ ba, 30/04/2024 01:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ ba, 30/04/2024

Hà Tĩnh: Cần siết chặt quản lý cơ sở chế biến gỗ băm trái phép, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

Thứ ba, 17/10/2023 21:10

TMO - Hiện nay trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đang tồn tại nhiều cơ sở chế biến, sản xuất gỗ băm dăm trái phép. Điều đáng lo ngại các cơ sở này đều nằm gần khu dân cư, gây ô nhiễm môi trường không khí, nguồn nước và không đảm bảo an toàn khi cháy nổ.

Sản xuất kinh doanh trên tinh thần thượng tôn pháp luật là điều mà các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất luôn hướng tới cũng như phải đặt lên hàng đầu ngay từ đầu và xuyên suốt quá trình hoạt động. Tuy nhiên, ở một số địa phương, do nhận thức hoặc còn có sự lỏng lẻo trong công tác quản lý, đã dẫn tới việc nhiều đơn vị sản xuất chế biến mà chưa hoàn thiện các thủ tục pháp lý liên quan. Điều này sẽ dẫn tới những hệ lụy không hề nhỏ, tác động tiêu cực đến môi trường, môi trường đầu tư, kinh doanh cũng như công tác giám sát, quản lý trên địa bàn của chính quyền địa phương.

Đống vỏ cây chất cao như núi đang trong quá trình phân hủy, không được che phủ làm phát tán bụi bẩn.

Xưởng gỗ băm không phép nằm trong khu dân cư?

Nằm bên quốc lộ QL15B thuộc địa phận xã Ngọc Sơn, huyện Thạch Hà, (Hà Tĩnh) là một cơ sở chế biến gỗ băm dăm hoạt động rất nhộn nhịp. Bên ngoài cơ sở này được bao kín nhưng không có biển hiệu của công ty. Hàng ngày, xe thùng quá khổ vận chuyển vật liệu gỗ và sản phẩm gỗ băm liên tục ra vào bất kể thời gian.

“Tình trạng xưởng gỗ hoạt động cả ngày lẫn đêm khiến bụi bay bám khắp nơi. Không chỉ nguy cơ gây ô nhiễm không khí mà gây ô nhiễm tiếng ồn do máy hoạt động, xe chở nguyên vật liệu khiến cuộc sống của người dân chúng tôi bị ảnh hưởng và đảo lộn”, một người dân có nhà nằm gần xưởng gỗ cho biết.

Theo ông Nguyễn Quốc Quân, Chủ tịch UBND xã Ngọc Sơn, cơ sở gỗ băm dăm hoạt động trên địa bàn chưa được tỉnh cấp phép, đất chưa được chuyển đổi quy hoạch. Ông Quân cho biết, xưởng gỗ băm này hoạt động “núp bóng” một nhà máy gạch cũ hoạt động trên địa bàn chứ tên chính thức chưa có. UBND xã Ngọc Sơn đã làm báo cáo gửi lên UBND huyện Thạch Hà để có phương án xử lý.

Còn theo Trưởng phòng Tài nguyên và môi trường huyện Thạch Hà Nguyễn Anh Tùng, cơ sở chế biến gỗ dăm trên địa bàn xã Ngọc Sơn do cá nhân xây dựng tự phát trên đất của cá nhân chứ không phải doanh nghiệp. Về hoạt động thu mua gỗ, bóc vỏ trên địa bàn để tiêu thụ nông sản phẩm thì cũng thường xuyên và có nhiều vị trí không chỉ riêng mỗi xưởng gỗ băm này. Xưởng chế biến này từng bị kiểm tra xử phạt hành chính đồng thời yêu cầu đóng cửa chấm dứt hoạt động. Chúng tôi sẽ kiểm tra lại rồi thông tin sau.

Tương tự, ngay bên đường Hồ Chí Minh thuộc xóm 5, xã Hương Long, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) một cơ sở ngang nhiên hoạt động chế biến gỗ dăm khá nhộn nhịp dưới hình thức điểm thu mua vật liệu gỗ keo tràm. Được biết, cơ sở sản xuất gỗ băm dăm này của một người tên Đại, hoạt động từ nhiều năm nay. Việc xưởng gỗ băm không phép hoạt động ngay trong khu dân cư khiến những người sinh sống xung quanh rất lo ngại vì ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.

Ông Trương Quang Thuỵ, Chủ tịch UBND xã Hương Long thừa nhận người dân đã có phản ánh về việc cơ sở sản xuất gỗ băm dăm hoạt động trái phép trên địa bàn. Chính quyền xã cũng đã lập đoàn kiểm tra và gửi thông báo cho chủ cơ sở để sắp xếp thời gian làm việc. Sau khi kiểm ta, nếu có vi phạm xã sẽ xử lý theo quy định pháp luật.

Tại xã Hương Bình (Hương Khê) một cơ sở chế biến gỗ dăm trái phép cũng đã bị chính quyền địa phương đình chỉ hoạt động để bổ sung đầy đủ các hồ sơ thủ tục. UBND huyện Hương Khê cũng đã tổ chức kiểm tra. Tuy nhiên cơ sở này vẫn cố tình hoạt động sản xuất chế biến gỗ. Đây là xưởng gỗ băm được xây dựng và hoạt động trên đất chưa được quy hoạch. Quá trình kiểm tra phát hiện xưởng này chưa đảm bảo những quy định về môi trường, phòng cháy chữa cháy.

Cần đảm bảo môi trường

Theo thống kê trên địa bàn huyện Hương Khê có khoảng trên 60 điểm hoạt động về lĩnh vực kinh doanh gỗ keo bao gồm việc  thu mua, cân, bóc và chế biến gỗ băm. Tất cả những điểm trên đều là tự phát. Huyện đang rà soát lại để xử lý, cơ sở nào không đảm bảo các quy định về vệ sinh môi trường và an toàn giao thông sẽ buộc dừng hoạt động.

Với nguồn vật liệu gỗ rừng trồng dồi dào, những năm gần đây, ngành công nghiệp chế biến gỗ đã có sự phát triển mạnh mẽ, đem lại hiệu quả kinh tế cao song việc đầu tư các công trình giảm thiểu tác động ô nhiễm môi trường còn hạn chế. Biện pháp bảo vệ môi trường ở nhiều đơn vị chỉ mang tính đối phó, chưa đồng bộ, hiệu quả không cao. Công tác giám sát môi trường định kỳ theo quy định chưa được thực hiện nghiêm túc. Nhiều cơ sở sản xuất gỗ, dăm gỗ chưa thực hiện đầy đủ và đồng bộ về hồ sơ pháp lý như giấy phép đầu tư, đánh giá tác động môi trường, phòng cháy, chữa cháy, công tác an toàn vệ sinh lao động… Một vấn đề đáng quan tâm nữa là tình trạng ô nhiễm môi trường từ bụi và khí thải trong hoạt động sản xuất chế biến gỗ. Đối với hoạt động chế biến dăm gỗ, bụi chủ yếu sinh ra từ các bộ phận như băm, chặt, nghiền dăm, vận chuyển thành phẩm. Quá trình sản xuất các nhà máy chế biến gỗ cũng làm phát sinh những yếu tố ô nhiễm môi trường khác như chất thải rắn, nguồn nước, tiếng ồn…

Một xưởng chế biến gỗ dăm tại tại xã Hương Bình, huyện Hương Khê.

Về tình trạng đáng lo ngại trên, Chủ tịch UBND huyện Hương Khê Ngô Xuân Ninh cho biết: Việc các xưởng gỗ băm hoạt động trái phép trên địa bàn chính quyền đã nắm rõ. Huyện đang cho người rà soát lại để lên phương án xử lý. Hướng xử lý yêu cầu các xưởng sản xuất chấp hành thực hiện việc đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn giao thông và bổ sung các thủ tục sử dụng đất đúng mục đích. Hiện tại trên địa bàn huyện Hương Khê chưa có nhà máy chế biến gỗ. Hương Khê là vùng nguyên liệu keo, toàn huyện có 28.000ha rừng trồng. Cần tạo điều kiện thu hoạch gỗ có chỗ thuận tiện bán. Chính vì thế, những xưởng gỗ trên chúng tôi cần rà soát lại để đảm bảo và cho hoạt động.

“Hiện chúng tôi đang kêu gọi xây dựng nhà máy gỗ băm nhưng do vướng về địa điểm xây dựng. Trong thời gian chưa có nhà máy tạm thời phải để những xưởng băm dăm hoạt động nhưng phải đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường và giao thông. Khi nhà máy được xây dựng và đi vào sản xuất thì thì kiên quyết chấm dứt tình trạng xưởng gỗ băm hoạt động tự phát.” – ông Ngô Xuân Ninh khẳng định.

Với sự khẳng định trên, mong rằng tình trạng các xưởng gỗ băm hoạt động trái phép trên địa bàn huyện Hương Khê cũng như một số địa phương khác của Hà Tĩnh sẽ sớm được giải quyết dứt điểm, trả lại môi trường sống trong lành và an toàn cho người dân.

 

 

Xuân Bắc – Mai Huyền

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline