Hotline: 0941068156

Thứ tư, 24/04/2024 17:04

Tin nóng

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Thứ tư, 24/04/2024

Hà Nội: Nhức nhối điểm tập kết rác thải sinh hoạt

Thứ tư, 06/07/2022 09:07

TMO - Những điểm tập kết rác tại Hà Nội, từ lâu đã là vẫn đề nhức nhối gây tâm lý bức xúc đối với người dân, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị.

Dọc các tuyến phố tại Hà Nội, không khó để bắt gặp các điểm tập kết – trung chuyển rác được nằm ngay trên các tuyến phố lớn, sầm uất, lưu lượng người qua lại đông đúc. Thậm chí, trong khu vực dân cư, các điểm tập kết rác nằm sát các khu ăn uống, gần nhà dân, gần cổng trường học.

Theo điều 26 thuộc Thông tư 20/2022/BVMT, có quy định rõ về yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường đối với điểm tập kết, trạm trung chuyển rác thải rắn sinh hoạt:“Điểm tập kết được bố trí bảo đảm về khoảng cách an toàn môi trường thực hiện theo quy định tại QCVN 01:2021/BXD; Điểm tập kết phải bố trí thiết bị lưu chứa chất thải có dung tích phù hợp với thời gian lưu giữ, bảo đảm không rò rỉ nước ra môi trường; thực hiện vệ sinh, phun khử mùi sau khi kết thúc hoạt động; điểm tập kết hoạt động trong thời gian từ 18 giờ đến 06 giờ sáng hôm sau phải có đèn chiếu sáng;”.

Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên tại một số địa bàn quận trung tâm như quận Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Ba Đình, có thể dễ dàng nhận thấy các điểm tập kết rác, phương tiện xe thu gom đa phần đã cũ, có xe hiện tượng đáy thùng xe bị thủng hỏng, hầu như các xe rác tại điểm tập kết không có che chắn an toàn theo quy định, nước thải rò rỉ ra đường gây mất vệ sinh.

Điểm tập kết rác nằm ngay đường ven Sông Tô Lịch – đoạn giao đường Hoàng Quốc Việt

Điểm tập kết rác tại phường MỸ Đình 1 – có một số xe đã hư hỏng, không che chắn

Đặc biệt, tại điểm tập kết rác tại ngõ 121, Nguyễn Phong Sắc thuộc địa bàn phường Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy, phóng viên ghi nhận có hiện tượng lẫn rác thải y tế, rác thải nguy hại.

Điểm tập kết tại Phường Dịch Vọng nằm ngay tuyến phố chính người đông người qua lại, gây mất mỹ quan

Bóng đèn huỳnh quang số lượng lớn bị lẫn với rác thải sinh hoạt, không được bao bọc cẩn thận – Mỗi bóng đèn huỳnh quang chứa tới 5mg thủy ngân - một hóa chất độc hại. Thực tế chứng minh rằng, chỉ với một lượng rất nhỏ thủy ngân 5mg có thể làm ô nhiễm tới gần 23000 lít nước.

Đặc biệt nguy hiểm khi lẫn cả rác thải y tế, gồm cả bông gạc – loại chất thải y tế có nguy cơ lây nhiễm.

Những bãi tập kết rác thải không khó để bắt gặp trên các tuyến phố lớn Hà Nội.

 

 

Hoàng Anh- Dương Hiền

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline