Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 12/07/2025 12:07

Tin nóng

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam thống nhất định hướng NCKH trong giai đoạn mới

Xóa nhà tạm, nhà dột nát: Hoàn thành sớm hơn 5 năm so với kế hoạch đề ra

Điều chỉnh giá vé tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội và Cát Linh – Hà Đông

Cuối năm 2026 phải hoàn thành giải phóng mặt bằng phục vụ thi công 2 dự án đường sắt

OCOP - Cơ hội để các quốc gia châu Á và châu Phi học hỏi kinh nghiệm

Tập trung xử lý ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm các dòng sông ở Hà Nội

Bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và dịch bệnh là nền tảng của mọi chính sách phát triển

Đưa Hải Phòng trở thành một cực tăng trưởng năng động, hiện đại, xanh và bền vững

BRICS và các nước phương Nam cần đẩy mạnh hợp tác giữa các nước phát triển và đang phát triển

Khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy làm 8 người thiệt mạng ở TP. HCM

Cư xá ở TP. HCM bốc cháy dữ dội trong đêm, nhiều người thiệt mạng

Dự báo xuất khẩu sầu riêng tươi khả năng phục hồi từ tháng 8/2025

Chuyên gia của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tư vấn kỹ thuật cứu Cây Di sản gãy đổ

Vi phạm về môi trường trong 6 tháng đầu năm giảm mạnh

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm đạt 7,52%

10 nổi bật về kinh tế-xã hội trong 6 tháng đầu năm 2025

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm có thể đạt trên 7,5% đến 7,6%, cao nhất trong gần 20 năm

Ra mắt các nền tảng số phục vụ triển khai Nghị quyết 57 về phát triển khoa học công nghệ

Nghị quyết 57 có ý nghĩa chiến lược, định hình con đường phát triển nhanh và bền vững

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc làm Trưởng Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Thứ bảy, 12/07/2025

Hà Nam: Gia tăng ô nhiễm nguồn nước trên sông Nhuệ-Đáy

Thứ năm, 17/04/2025 14:04

TMO - Kết quả quan trắc nguồn nước của Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nam cho thấy,  ô nhiễm nguồn nước sông Nhuệ - Đáy ở mức báo động cấp 2 và đang tiếp tục gia tăng.

Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường (Sở Nông nghiệp và Tài nguyên) tiến hành lấy mẫu, phân tích mẫu nước mặt tại 3 vị trí gồm: cống Nhật Tựu, cầu Ba Đa, cầu Phủ Lý. Kết quả phân tích cho thấy nước sông Nhuệ tại cống Nhật Tựu có chất lượng nước rất xấu, có thể gây ảnh hưởng lớn tới cá và các sinh vật sống trong môi trường nước do nồng độ oxy hòa tan thấp, nồng độ chất ô nhiễm cao.

Qua mẫu nước được lấy phân tích, các chỉ số đều vượt ngưỡng nhiều lần so với giới hạn theo QCVN 08:2023/BTNMT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt). Cụ thể, tại cống Nhật Tựu: Nồng độ Amoni (NH, tính theo N) là 23,5 mg/L, vượt 78,33 lần; ôxy hoà tan (DO) là 1,00 mg/L, thấp hơn 6,0 lần so với giới hạn cho phép mức A theo QCVN 08:2023/BTNMT.

Tại cống Ba Đa: Nồng độ Amoni (NH4+ tính theo N) là 22,2 mg/L, vượt 74 lần; ôxy hoà tan (DO) là 5,22 mg/L, thấp hơn 1,15 lần so với giới hạn cho phép mức A theo QCVN 08:2023/BTNMT. Tại cầu Hồng Phú: Nồng độ Amoni (NH4+ tính theo N) là 4,70 mg/L, vượt 15,66 lần; ôxy hoà tan (DO) là 4,14 mg/L, thấp hơn 1,45 lần so với giới hạn cho phép mức A theo QCVN 08:2023/BTNMT. 

Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt, chất lượng nước sông Nhuệ tại cống Nhật Tựu đang ở dưới mức D - Nước có chất lượng rất xấu, có thể gây ảnh hưởng lớn tới cá và các sinh vật sống trong môi trường nước do nồng độ oxy hòa tan thấp, nồng độ chất ô nhiễm cao. Chất lượng nước sông Nhuệ tại cầu Hồng Phú đang ở mức C – Mức phân loại chất lượng nước xấu. Chất lượng nước sông Nhuệ tại cống Ba Đa đang ở mức B – Mức phân loại chất lượng nước trung bình.

Tình trạng ô nhiễm nguồn nước trên sông Nhuệ-Đáy đoạn qua tỉnh Hà Nam kéo dài suốt nhiều năm qua. 

Trước thực trạng này, Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường đề nghị: UBND thành phố Phủ Lý, UBND thị xã Kim Bảng, UBND huyện Thanh Liêm kịp thời thông báo cho các xã, phường ven sông Nhuệ, sông Đáy có biện pháp phòng ngừa để hạn chế ảnh hưởng tới sức khỏe nhân dân và thiệt hại về nguồn lợi thuỷ sản. Chi cục Thủy lợi Hà Nam xem xét để bố trí lịch cấp nước cho sản xuất nông nghiệp.

Công ty cổ phần nước sạch Hà Nam có kế hoạch khai thác nước và tăng cường các biện pháp xử lý nhằm đảm bảo chất lượng nước phục vụ sinh hoạt của nhân dân. Báo Hà Nam thông báo để nhân dân trong khu vực sử dụng tiết kiệm nước sạch, có biện pháp bảo vệ sức khỏe và các loại thuỷ sản nuôi, trồng trên lưu vực sông…

Tại tỉnh Hà Nam, hệ thống thủy lợi sông Nhuệ- Đáy từ lâu đóng vai trò quan trọng, cung cấp nguồn nước sinh hoạt và sản xuất cho vùng hạ du; được  phân theo 2 hướng: hướng chảy về sông Đáy tại ngã ba cầu Hồng Phú và hướng chảy vào sông Duy Tiên nhánh đoạn cầu Giẽ (Phú Xuyên – Hà Nội). Nguồn nước này, phục vụ cho phần lớn diện tích sản xuất của huyện Kim Bảng, thị xã Duy Tiên, một phần thành phố Phủ Lý, huyện Bình Lục, Lý Nhân với hơn 10 nghìn ha đất canh tác. 

Theo báo cáo của Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường tỉnh, những năm gần đây do sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất công nghiệp cộng với tốc độ đô thị hóa nhanh của các tỉnh, thành phố nơi dòng sông đi qua, đã dẫn đến lượng chất thải, nước thải đổ ra sông tăng đột biến, thiếu kiểm soát. Bình quân mỗi năm sông Nhuệ- Đáy có từ 8 – 15 đợt ô nhiễm nặng, có đợt kéo dài đến 2 tháng.  

Trong những qua, Hà Nam cũng đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp nhằm khắc phục và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước sông Nhuệ - Đáy. Hiện 8/8 khu công nghiệp (KCN) của tỉnh đã được đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật về bảo vệ môi trường như: hệ thống thoát nước mưa, hệ thống thu gom nước thải, nhà máy xử lý nước thải tập trung, công trình ứng phó với sự cố môi trường.

Tại các trạm bơm dọc sông Nhuệ, Sở Nông nghiệp Môi trường cũng đã chỉ đạo các đơn vị thủy nông, địa phương cố gắng tranh thủ nguồn nước triều sông Đáy hòa loãng nước ô nhiễm để bơm tưới. Nước sinh hoạt của người dân hiện nay đều được sử dụng nguồn cung cấp của các Nhà máy cấp nước sạch tập trung đặt tại sông Hồng và sông Đáy.../.

 

 

Minh Thu 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline