Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 28/04/2024 23:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 28/04/2024

Giữ thương hiệu gạo giữa biến động lương thực toàn cầu

Thứ sáu, 25/08/2023 14:08

TMO - Lãnh đạo Bộ Công Thương yêu cầu cần bảo đảm chất lượng hạt gạo, thương hiệu sản phẩm đảm bảo an ninh lương thực trong mọi tình huống, giữ vững đơn hàng và thị trường xuất khẩu trước tình hình thương mại lương thực toàn cầu diễn biến khó lường.

Tình hình thương mại lương thực toàn cầu diễn biến phức tạp, khó lường đã tác động mạnh đến nguồn cung sản lượng gạo, gây lo ngại về các vấn đề an ninh lương thực thế giới cũng như ảnh hưởng đến xu hướng phục hồi kinh tế của nhiều quốc gia khi tình trạng lạm phát chưa được cải thiện. Đáng chú ý, Ấn Độ công bố lệnh cấm xuất khẩu gạo (trừ gạo basmati) khiến nguồn cung gạo toàn cầu thiếu hụt, ảnh hưởng mạnh tới hơn 140 quốc gia; Nga tuyên bố sẽ không gia hạn thoả thuận mang tên Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen cùng với tình trạng hạn hán đã tác động dây chuyền khiến nhiều nước tăng nhu cầu dự trữ gạo. Hiện giá xuất khẩu một số chủng loại gạo của Việt Nam hiện đã vượt mốc 600 USD/tấn, thiết lập mốc kỷ lục cao nhất trong 11 năm qua.

Tại thị trường trong nước, Bộ Công Thương cũng đánh giá: Sản xuất lúa gạo có quy mô còn nhỏ lẻ, phân tán, dẫn đến có lúc khó kiểm soát được nguồn cung cho xuất khẩu. Bên cạnh đó, tổ chức sản xuất nhỏ lẻ khiến chất lượng gạo không đồng đều, thiếu sự liên kết theo chuỗi từ khâu sản xuất, thu gom, chế biến, phân phối, tiêu thụ; thiếu sự liên kết, phân công lao động và tổ chức sản xuất gạo theo lợi thế của vùng và địa phương, dẫn đến tính chuyên môn hóa thấp, dễ xảy ra ùn ứ cục bộ về nguồn cung và thị trường.  

Theo thống kê, trong 7 tháng năm 2023, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 4,83 triệu tấn gạo, trị giá hơn 2 tỷ USD. Với sản lượng gạo cả nước năm 2023 ước đạt hơn 43,1 triệu tấn, ngoài sản lượng để bảo đảm an ninh lương thực trong nước, chế biến, chăn nuôi; theo tính toán nước ta có thể xuất khẩu khoảng 7,5 triệu tấn gạo trong năm 2023. Như vậy, lượng gạo dành cho xuất khẩu trong các tháng cuối năm còn lại khoảng 2,67 triệu tấn.

Trong bối cảnh các nước lớn về xuất khẩu gạo như Ấn Độ tạm dừng xuất khẩu, Thái Lan khuyến cáo nông dân giảm diện tích trồng lúa do hạn hán,... đã tác động trực tiếp đến giá gạo thế giới trong thời gian gần đây. Giá gạo xuất khẩu tăng vọt, đồng thời đẩy giá gạo ở nhiều quốc gia tăng cao. Tuy nhiên tại Việt Nam trong những ngày qua, có thể thấy giá gạo bán ra trên thị trường không có nhiều biến động, nhất là ở các siêu thị và điểm bán hàng bình ổn giá. Thông tin giá gạo Việt Nam đắt nhất thế giới trước tiên là tin vui, tuy nhiên các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cần lưu ý sự biến động về giá này có thể chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, tăng và đứng ở mức rất cao nhưng sau đó sẽ giảm xuống, trở về mức cân bằng. Mức này thường thấp hơn mức đã lập đỉnh khá nhiều. 

Theo các chuyên gia thương mại, giá gạo xuất khẩu tăng đã đem lại niềm vui cho người dân, doanh nghiệp. Thị trường tiêu dùng nội địa vẫn được duy trì ổn định, đây là tín hiệu tích cực góp phần thúc đẩy nền kinh tế của nước ta từ nay đến cuối năm, đặc biệt là trong giai đoạn khó khăn này. Tuy nhiên cũng lưu ý, trên thị trường bắt đầu có hiện tượng thu mua gom lúa gạo để đầu cơ, chờ giá trục lợi. Đây là hành vi lợi dụng thị trường để đẩy cao giá lúa gạo một cách vô lý.

Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh nhận định gạo là mặt hàng chiến lược liên quan đến đời sống cơ bản của người dân, gắn với sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp và nền kinh tế. Trên thế giới, số lượng quốc gia có thể sản xuất gạo đủ đáp ứng nhu cầu của chính mình và còn xuất khẩu được như Việt Nam là không nhiều. Những quốc gia này, không chỉ có trách nhiệm đáp ứng nhu cầu đảm bảo an ninh lương thực của đời sống người dân nước mình, mà còn giữ vai trò, trọng trách lớn hơn, ý nghĩa hơn đối với thị trường gạo toàn cầu.

Trước tình hình thương mại lương thực toàn cầu diễn biến khó lường, Bộ Công Thương yêu cầu cần bảo đảm chất lượng hạt gạo, thương hiệu sản phẩm đảm bảo an ninh lương thực trong mọi tình huống... 

Trong bối cảnh khó khăn về nguồn cung như hiện tại, cả thế giới đang dõi theo từng hành vi, động thái của các nước xuất khẩu gạo lớn, trong đó có Việt Nam. Bên cạnh lợi ích kinh tế, xuất khẩu gạo còn là câu chuyện thương hiệu và uy tín quốc gia trong ứng xử với quốc tế khi Việt Nam là một trong những nước có vai trò quan trọng trong đảm bảo hoạt động hiệu quả của thị trường gạo thế giới, góp phần đảm bảo nguồn cung lương thực ổn định và phát triển bền vững của rất nhiều quốc gia.

Bộ Công Thương đang nỗ lực hài hòa lợi ích các bên, một mặt đảm bảo an ninh lương thực trong nước trong mọi tình huống, ổn định thị trường, góp phần kiểm soát lạm phát để ổn định kinh tế vĩ mô, mặt khác vẫn tận dụng cơ hội thúc đẩy xuất khẩu, cân bằng lợi ích kinh doanh giữa các thành phần tham gia thị trường gắn với giữ chất lượng sản phẩm, đảm bảo thương hiệu gạo Việt là hướng đi đúng, hợp lý.

Trước những biến động khó đoán định cả thị trường ngoài và trong nước, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh phải bảo đảm chất lượng hạt gạo và thương hiệu sản phẩm để giữ vững an ninh lương thực trong mọi tình huống, giữ vững đơn hàng, giữ vững thị trường xuất khẩu. Để làm được điều này cần sự hợp tác giữa các bộ, ngành; giữa bộ, ngành với doanh nghiệp, hiệp hội; giữa doanh nghiệp, hiệp hội với địa phương sao cho việc tổ chức sản xuất lúa gạo thông suốt qua các chuỗi giá trị bền vững.

Để bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia và thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu gạo bền vững trong giai đoạn hiện nay, Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng thống nhất chủ động đàm phán với các đối tác nhằm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, chiếm lĩnh các thị trường mới, tiềm năng và nâng cao tính cạnh tranh cho ngành hàng gạo Việt Nam; tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, kết hợp linh hoạt, hiệu quả giữa các hình thức thương mại truyền thống và trực tuyến nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác về thương mại gạo với các thị trường truyền thống (như Philippines, Indonesia, khu vực châu Phi, Trung Quốc) và khai thác các thị trường ngách với chủng loại gạo thơm, gạo chất lượng cao mà ta đã thâm nhập được trong các năm vừa qua (như EU, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, khu vực Bắc Mỹ…).

Bộ Công Thương đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đẩy mạnh tái cơ cấu ngành lúa, gạo theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả. Làm tốt công tác định hướng quy hoạch vùng trồng, tổ chức sản xuất, cơ cấu giống, kỹ thuật canh tác, ứng dụng công nghệ trong sản xuất, thu hoạch, bảo quản…, bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện xuất khẩu chính ngạch. Đồng thời, rà soát tình hình sản xuất, thông tin về cơ cấu, chủng loại gạo, diện tích canh tác; cân đối nhu cầu tiêu dùng thóc, gạo trong nước để xác định rõ nguồn thóc, gạo hàng hóa có thể xuất khẩu, tạo thế chủ động cho các thương nhân kinh doanh, xuất khẩu gạo.

Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các Bộ, ngành liên quan kịp thời đề xuất các biện pháp hỗ trợ cho người trồng lúa và thương nhân sản xuất, xuất khẩu gạo để họ chuyên tâm vào sản xuất, nâng cao chất lượng hạt gạo Việt Nam. Đối với các đơn vị chức năng thuộc Bộ Công Thương, bên cạnh nhiệm vụ giám sát việc duy trì mức dự trữ và thu mua lương thực để bảo đảm an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống; theo dõi sát tình hình thị trường thương mại gạo thế giới, động thái của các nước sản xuất, xuất khẩu lớn và kịp thời thông tin về nước, Bộ Công Thương còn yêu cầu hướng dẫn, hỗ trợ thương nhân kinh doanh, xuất khẩu gạo nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh; khả năng đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng xuất khẩu và xử lý có hiệu quả tranh chấp thương mại quốc tế.

Đối với các doanh nghiệp, Bộ Công Thương khuyến cáo tôn trọng những hợp đồng đã ký để giữ uy tín với các đối tác; hài hòa lợi ích giữa người sản xuất với các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu; đồng thời, tập trung khai thác nguồn hàng, xây dựng, quảng bá thương hiệu. Đồng thời, chủ động phối hợp với các địa phương để xác lập cơ chế liên kết, hợp tác, bảo trợ… với cơ sở, người sản xuất để bảo đảm nguồn hàng ổn định, chất lượng phù hợp nhu cầu thị trường và đạt quy chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của các nước nhập khẩu.

 

 

Thu Hà

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline