Hotline: 0941068156

Thứ năm, 28/11/2024 05:11

Tin nóng

25 tác phẩm xuất sắc được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Hội nghị Ban Chấp hành 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Thứ năm, 28/11/2024

Giảm thuế môi trường 1.000 đồng mỗi lít xăng đang bị chê…quá ít

Thứ hai, 07/03/2022 14:03

TMO – Nhiều chuyên gia cho rằng, Bộ Tài chính nên cân nhắc trình thêm phương án với mức giảm mạnh hơn, bởi trong bối cảnh giá dầu leo thang, người dân khó khăn, mức giảm thuế 1.000 đồng thuế bảo vệ môi trường với xăng là quá ít, không thấm vào đâu.

Ngày 3/3, Bộ Tài chính lấy ý kiến về phương án giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu từ ngày 1/4 đến hết năm 2022, với mức giảm 500 đồng đến 1.000 đồng so với mức kịch khung đang áp dụng. Với các mức dự kiến giảm này, giá xăng giảm tương ứng 1.000 đồng mỗi lít, dầu là 500 đồng một lít. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp cho rằng mức giảm này quá thấp.

Đại diện một doanh nhiệp chuyên kinh doanh vận tải cho biết, giá dầu tăng liên tục từ cuối năm ngoái đến nay đang "đè" nặng lên các doanh nghiệp kinh doanh vận tải. So với giữa tháng 12 năm 2021, mỗi lít dầu diesel đã đắt thêm gần 4.000 đồng một lít. Với ngành vận tải, xăng dầu bình quân chiếm khoảng 30-35% tổng chi phí mỗi chuyến xe di chuyển. Doanh nghiệp này cho rằng, giảm thuế bảo vệ môi trường chỉ với 500 đồng, tức mỗi lít dầu giảm 500 đồng thì không giải quyết được gì. Theo Liên đoàn Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI), mức giảm 500 đồng với mỗi lít dầu, 1.000 đồng với xăng là "thấp, cần giảm mạnh hơn".

Do giá xăng dầu liên tục tăng cao, nhiều tàu, thuyền đánh bắt cá tại các tỉnh miền Trung không thể ra khơi.

Giải pháp trợ lực giảm thuế phí từ Nhà nước rất quan trọng trong bối cảnh sức khoẻ doanh nghiệp, nền kinh tế đang ốm yếu, cần hồi phục. Hơn nữa, giảm thuế trong xăng dầu lúc này cũng khả thi khi Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ giá xuất khẩu dầu thô tăng và tình hình thu ngân sách hai tháng đầu năm 2022 khả quan.

Vì thế, tổ chức đại diện cho doanh nghiệp đề nghị, nên tăng mức giảm thuế bảo vệ môi trường lên gấp đôi mức dự kiến hiện nay, tức 2.000 đồng với xăng. 1.000 đồng với dầu. Thời hạn áp dụng việc giảm này có thể không nhất thiết phải tới hết năm nay (8 tháng), mà có thể chỉ kéo dài 3-6 tháng nếu giá xăng dầu ổn định trở lại.

Các chuyên gia cũng cho rằng việc giảm 1.000 đồng thuế bảo vệ môi trường trong mỗi lít xăng, hay 500 đồng mỗi lít dầu, ít ý nghĩa trong bối cảnh giá xăng dầu thế giới dự báo tiếp tục tăng. Hiện, mỗi lít xăng bán lẻ trong nước đã lên mức cao nhất lịch sử, gần 27.000 đồng, trong khi giá thế giới chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, 4 đợt tăng giá xăng dầu trong tháng 2 khiến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng bình quân 1,68% so với cùng kỳ 2021. Trong đó, giá xăng dầu trong nước bình quân 2 tháng tăng 45,3% so với cùng kỳ, tác động làm CPI chung tăng 1,63 điểm phần trăm. Tuy nhiên, với mức giảm thuế bảo vệ môi trường theo đề xuất của Bộ Tài chính là 1.000 đồng một lít xăng, 500 đồng với dầu, theo các tính toán, cũng chỉ giúp CPI giảm 0,15 điểm phần trăm.

Theo các chuyên gia, việc giảm 1.000 đồng trên mỗi lít xăng là tín hiệu tốt nhưng chưa mang lại hiệu quả nhiều trong giảm bớt căng thẳng về giá, giảm bớt áp lực lạm phát, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng. Chuyên gia phân tích thêm, việc giá dầu thô thế giới chỉ riêng tuần qua tăng vài chục phần trăm, khiến giá xăng dầu thành phẩm tăng tương ứng, sẽ tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Ở khía cạnh trực tiếp, giá xăng dầu tăng sẽ khiến chi phí nguyên vật liệu tăng cao, và tác động rõ rệt nhất tới các ngành sản xuất, nhất là vận tải khi chi phí nhiên liệu chiếm 35-40%.

Còn tác động gián tiếp (lan toả), sẽ tạo hiệu ứng sâu rộng hơn, khi nó làm tăng giá cả hàng hoá, chỉ số giá tiêu dùng và áp lực lạm phát, ảnh hưởng tới thu nhập, chi tiêu của người dân, tác động xấu tới tăng trưởng kinh tế. Mức giảm thuế bảo vệ môi trường lần này, các chuyên gia đề nghị, ít nhất cũng nên giảm 50% mức thu cố định hiện nay để thúc đẩy sản xuất. Ngoài thuế bảo vệ môi trường, nhà chức trách cũng nên xem xét, nghiên cứu giảm các loại thuế khác trong cơ cấu giá bán lẻ xăng dầu hiện nay.

Trước những ý kiến của doanh nghiệp và chuyên gia, Bộ Tài chính cho biết, đây mới chỉ là dự thảo đề án đang lấy ý kiến. Bộ mong nhận được nhiều đóng góp để báo cáo các cấp nhằm có phương án sửa đổi phù hợp.

 

 

Vũ Minh

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline