Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 29/03/2024 18:03

Tin nóng

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Giờ Trái đất 2024: Lan tỏa thông điệp “Tiết kiệm điện – Thành thói quen”

Hà Nội: 2 bách xanh cổ thụ hơn 300 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đề xuất 3 nhóm nội dung Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Hải Dương: Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bàng cổ thụ trên 100 năm ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 29/03/2024

Giải quyết vấn đề rác thải nhựa và ô nhiễm đại dương

Thứ ba, 26/07/2022 11:07

TMO - Thống kê của Ngân hàng Thế giới cho thấy Việt Nam trở thành một trong những nguồn phát sinh rác thải nhựa lớn trên thế giới. Tổ chức này đã đề xuất Việt Nam cần giải quyết tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa thông qua sự kết hợp giữa các công cụ chính sách và cơ chế tài khóa. 

Ngày 25/7, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam vừa công bố cùng lúc hai báo cáo Phân tích về ô nhiễm rác thải nhựa tại Việt Nam và Hướng tới một lộ trình quốc gia về nhựa dùng một lần tại Việt Nam. 

Trong đó, báo cáo Phân tích về ô nhiễm rác thải nhựa tại Việt Nam cho thấy tại Việt Nam ước tính có khoảng 3,1 triệu tấn chất thải nhựa thải ra trên đất liền mỗi năm và lượng rác thải đổ ra đại dương từ 0,28 đến 0,73 triệu tấn. Chương trình Đối tác Hành động Quốc gia về Nhựa tại Việt Nam cho biết lượng nhựa rò rỉ ra sông và biển có thể sẽ tăng gấp đôi vào năm 2030 nếu quy trình thu gom, tái chế và xử lý chất thải như hiện nay không được cải thiện.

Nghiên cứu cũng dự báo tình trạng sẽ trở nên tồi tệ hơn khi đô thị hóa, cùng với sự gia tăng dân số nhanh chóng và phát triển kinh tế mạnh mẽ, sẽ dẫn đến khối lượng rác thải sinh hoạt ngày càng tăng nhanh. Theo đó, đến năm 2030, sau chưa đầy 15 năm, lượng chất thải phát sinh của Việt Nam dự kiến sẽ tăng gấp đôi từ 27 triệu lên 54 triệu tấn

Báo cáo Phân tích về ô nhiễm rác thải nhựa tại Việt Nam cho thấy, chất thải nhựa là loại phổ biến thu gom được trong các khảo sát thực địa, chiếm 94% về số lượng và 71% trọng lượng. Trong đó, phần lớn là rác bao bì thực phẩm mang đi (chiếm 44% về số lượng), chất thải liên quan nghề cá 33% và rác thải hộ gia đình 22%. Chỉ số bờ biển sạch (CCI), một công cụ để đánh giá mức độ sạch tương đối của bờ biển, chỉ ra 71% các địa điểm ven biển là cực kỳ ô nhiễm. 

Khảo sát cũng chỉ rõ 10 loại nhựa phổ biến nhất chiếm hơn 81% tổng lượng rác thải nhựa, hầu hết trong số này là nhựa dùng một lần (SUP). Túi nhựa và các mảnh vỡ từ túi, hộp xốp đựng thực phẩm và ống hút là một trong năm loại nhựa hàng đầu xuất hiện nhiều nhất trong môi trường (chiếm 38%). Ngư cụ cũng rất phổ biến, chiếm khoảng 30% chất thải nhựa. 

Ô nhiễm rác thải nhựa đặc biệt tại các khu vực ven biển ở nước ta đang ngày càng gia tăng mức độ nghiêm trọng. Ảnh: Đắc Thành 

Để giải quyết tình trạng ô nhiễm do những vật dụng bằng nhựa này gây ra, Việt Nam cần thực hiện cắt giảm dần các sản phẩm này theo giai đoạn, đi kèm với việc khuyến khích các sản phẩm thay thế và cải thiện hệ thống quản lý chất thải rắn. 

Tại báo cáo “Hướng tới một lộ trình quốc gia về nhựa dùng một lần”, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đề xuất, Việt Nam cần có cách tiếp cận theo từng giai đoạn để giải quyết tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa thông qua sự kết hợp giữa các công cụ chính sách và cơ chế tài khóa, bắt đầu từ việc hạn chế sử dụng, tiến tới thu phí và cuối cùng là cấm sử dụng hoàn toàn.

Giải pháp được báo cáo đề cập là thay thế các loại nhựa gây ô nhiễm hàng đầu, trong đó khuyến khích các vật dụng không phải nhựa có thể tái sử dụng nhằm mục tiêu cắt giảm về tổng thể phát sinh chất thải nhựa. Các khuyến nghị được đưa ra bắt đầu từ việc hạn chế sử dụng như hạn chế phân phối ống hút, sử dụng sản phẩm SUP tiêu dùng tại chỗ, thìa đĩa nhựa từ dịch vụ giao đồ.

Ngoài ra, đề xuất tính phí người tiêu dùng khi mua túi nhựa không phân hủy sinh học (bắt đầu các bước hoạch định chính sách từ năm 2022 - 2023); đối với cốc cà phê mang đi (đề xuất chính sách từ năm 2025, thu phí và xử phạt từ năm 2026).

Việt Nam cần cắt giảm các sản phẩm nhựa dùng một lần theo giai đoạn, đi kèm với khuyến khích sử dụng các sản phẩm thay thế 

Lộ trình hướng tới mục tiêu áp đặt lệnh cấm lưu thông các sản phẩm ống hút nhựa, túi nhựa khó phân hủy sinh học và hộp đựng thực phẩm. Lộ trình chính sách này sẽ hỗ trợ thực hiện Nghị định 08/2022/NĐ-CP của Chính phủ, quy định một số điều của Luật Bảo vệ môi trường liên quan đến quản lý chất thải nhựa.

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy lợi ích mang lại của việc loại bỏ dần nhựa dùng một lần sẽ lớn hơn chi phí bỏ ra. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi hiệu quả đòi hỏi một cách tiếp cận theo từng giai đoạn để bù đắp thiệt hại cho người sản xuất, đồng thời cần chuẩn bị các cơ chế khuyến khích người tiêu dùng và doanh nghiệp thay đổi hành vi.

Trong những năm qua, vấn đề ô nhiễm chất thải nhựa và rác thải nhựa đại dương đã được Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm và nỗ lực giải quyết thông qua việc đổi mới căn bản chính sách về bảo vệ môi trường. Đặc biệt là việc thông qua Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi; trong đó, luật hóa các nội dung liên quan đến chất thải nhựa như quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn về nhựa.

Việt Nam cũng đã ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030; triển khai thực hiện Đề án Việt Nam chủ động chuẩn bị và tham gia xây dựng Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa đại dương. Gần đây nhất, Việt Nam đã tham gia Chương trình đối tác hành động toàn cầu về nhựa tại Việt Nam và đặt mục tiêu đến năm 2030 giảm 75% rác thải nhựa đại dương..

Thống kê cho thấy hiện nay tại Việt Nam, mạng lưới đối tác và các bên liên quan về vấn đề rác thải nhựa đại dương có khoảng 70 dự án và chương trình được thực hiện tại 19/28 tỉnh thành ven biển và các huyện đảo. Bên cạnh đó, việc Việt Nam tổ chức Hội nghị quốc tế về kinh tế đại dương bền vững và thích ứng biến đổi khí hậu thêm một lần nữa khẳng định nỗ lực của Việt Nam trong hành động cụ thể để đạt được Thỏa thuận toàn cầu về giải quyết vấn đề rác thải nhựa.

 

 

Thanh Hoa 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline